GIAO LƯU TRỰC TUYẾN: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Dấu ấn những chặng đường

(VietQ.vn) - Chương trình giao lưu trực tuyến - Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (CLQG): Dấu ấn những chặng đường diễn ra từ 15h - 17h chiều ngày 11/7 tại tòa soạn Chất lượng Việt Nam.
GIAO LƯU TRỰC TUYẾN - Vì sao phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn?
GIAO LƯU TRỰC TUYẾN: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với sức sống doanh nghiệp
Thực hiện Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã được triển khai toàn diện nhằm nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng; tạo bước chuyển biến về năng suất và chất lượng của SPHH, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các khách mời tham dự buổi Giao lưu trực tuyến
Hiện nay, xã hội và doanh nghiệp rất quan tâm đến Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn) là cơ quan đầu mối thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Giải thưởng Chất lượng có kế hoạch tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến (GLTT): “Giải thưởng CLQG: Dấu ấn những chặng đường” vào hồi 15h ngày 11 tháng 7 năm 2014 nhằm tuyên truyền cho chương trình cũng như giới thiệu, quảng bá các doanh nghiệp thành công khi tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.
Khách mời tham gia chương GLTT gồm:
1. Ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
2. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng;
3. Ông Phó Đức Sơn – Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam.
4. Ông Hoàng Quang Phòng – Trưởng ban Ban Hội viên và Đào tạo (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI)
Hiện nay, kinh phí đầu tư cho giải thưởng được nhà nước cân đối rất hạn chế, để có kinh phí tổ chức lễ trao giải và các hoạt động liên quan khác như: mua cúp, công tác phí cho chuyên gia đánh giá, chi phí văn phòng phẩm, thông tin liên lạc... Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam huy động từ các DN tham gia dự giải với mức kinh phí như nhau đủ để chi cho các hoạt động giải.
Bên cạnh đó, việc trao giải theo điểm của các tiêu chí mà DN đạt được khi tham dự giải và không phân biệt DN lớn hay nhỏ.
Khi phát DN tham gia giải thưởng chất lượng QG nhưng bị người tiêu dùng tố cáo các sản phẩm của họ không đạt chất lượng. Hội đồng quốc gia về giải thưởng và Tổng cục TCĐL sẽ xem xét, xác minh, nếu trong trường hợp DN vi phạm thực sự thì DN đó sẽ không được xem xét đề nghị trao giải thưởng.
Theo quy định của giải, kể từ khi nhận giải sau 3 năm nếu phát hiện ra vi phạm DN sẽ bị thu hồi.
Từ năm 1996 đến nay, có 1.548 lượt doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Việt Nam trước đây và nay là Giải thưởng Chất lượng Quốc Gia. Trong đó, có 109 lượt doanh nghiệp đạt giải Vàng và được Thủ tướng tặng bằng khen. Theo quy định của giải, kể từ khi nhận giải sau 3 năm nếu phát hiện ra vi phạm doanh nghiệp sẽ bị thu hồi. Từ khi thành lập giải đến nay, chưa có DN bị xử lý thu hồi.
Các yêu cầu, tiêu chí đánh giá giải thưởng năm nay không có gì thay đổi so với năm trước.
Các bài bản, thủ tục nói chung không phân biệt loại hình Doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gì. Tuy nhiên, Quý doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương, nơi Doanh nghiệp trực tiếp đăng kí sản xuất để có hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Trần Văn Vinh (Áo kẻ xanh) đang giao lưu trực tuyến với bạn đọc. Ảnh: Hà Thủy
Về nguyên tắc, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia không phân biệt doanh nghiệp thuộc thành phần nào tư nhân hay nhà nước, địa phương hay Trung ương quản lý. Theo quy định thì doanh nghiệp đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và nộp hồ sơ tham dự tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hội đồng sơ tuyển tại tỉnh, thành phố tiến hành xem xét, đánh giá hồ sơ và đánh giá tại doanh nghiệp trước khi trình kết quả đánh giá và đề xuất trao giải cho Hội đồng quốc gia. Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký quyết định trao giải, Bộ KH&CN lấy ý kiến hiệp y trao giải của UBND các tỉnh, thành phố có doanh nghiệp được đề nghị trao giải.
Do vậy, khi muốn tìm hiểu thông tin và đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan thường trực Giải thưởng Chất lượng Quốc gia tại địa phương là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam đang trả lời câu hỏi của bạn đọc. Ảnh: Hà Thủy
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã được mời tham gia làm thành viên của Hội đồng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.
Chúng tôi đã cử một chuyên gia trong lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng tham gia. Theo tôi với một giải tầm cỡ quốc gia, đến nay đã trải qua 18 năm tồn tại, quy chế ngày càng hoàn thiện và nâng cấp từ Bộ Khoa học công nghệ nay là Thủ tướng Chính phủ.
Được xét ở 2 cấp: Sơ tuyển ở cấp tỉnh, chung tuyển ở cấp quốc gia, được thẩm định bởi các chuyên gia ở các Bộ, Ngành, Tổ chức có liên quan cho nên tôi nghĩ những doanh nghiệp được Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là những địa chỉ mà người tiêu dùng có thể đặt niềm tin vào được.
Như phần trên tôi đã trả lời bạn có thể tham khảo trên website www.vsqi.gov.vn của Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam.
Trước tiên, xin trả lời bạn, trong hoạt động thường niên của GTCLQG đều có hoạt động đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về GTCLQG cho các DN tham dự, chuyên gia đánh giá giải thưởng, thành viên hội đồng giải thưởng và các đối tượng quan tâm khác. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm cụ thể, Tổng cục TĐC có kế hoạch tổ chức đào tạo, tập huấn tập trung trên phạm vi toàn quốc hoặc tổ chức theo yêu cầu của các tỉnh, thành phố và DN. Từ đầu năm 2014 đến nay, chúng tôi đã tổ chức được 04 khóa đào tạo, tập huấn về GTCLQG theo yêu cầu của các địa phương. Thời gian tổi chức hoạt động đào tạo, tập huấn khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm
Như chúng tôi đã công bố, điều kiện tham dự giải thưởng bao gồm:
+ Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng được điều kiện theo quy định thì sau 03 năm kể từ năm được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia tiếp tục được tham dự lại GTCLQG.
+ Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Bạc Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện theo quy định vẫn được tiếp tục tham dự lại GTCLQG.
Bên cạnh đó, về số lượng giải:
+ Đối với Giải Bạc thì không hạn chế số lượng DN đạt giải.
+ Đối với Giải Vàng thì: Giải Vàng Chất lượng Quốc gia trao tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt từ 800 điểm trở lên và được đánh giá là xuất sắc nhất trong số các tổ chức, doanh nghiệp đạt GTCLQG.
Giải Vàng Chất lượng Quốc gia có số lượng tối đa là 20 giải.
Mục tiêu của GTCLQG là tôn vinh, khen thưởng các DN đạt những thành tích xuất sắc và thành tựu nổi bật trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Như vậy số lượng DN tham dự nhiều hay ít chưa phải là vấn đề quan trọng nhất mà quan trọng nhất phải là DN đạt giải có thực sự xứng đáng được tôn vinh hay không.
Tuy nhiên, về vấn đề này, chúng tôi cũng phải thừa nhận rằng GTCLQG còn một số hạn chế sau đây: GTCLQG chưa thực sự cuốn hút sự quan tâm của doanh nghiệp, chưa trở thành một công cụ tác động tích cực, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp là tập đoàn, tổng công ty lớn tham gia còn chưa nhiều. Bình quân hằng năm chỉ có khoảng 100 doanh nghiệp tham gia.
Chúng tôi nhận thấy, một trong những nguyên chính của hiện tượng này công tác tuyên truyền, quảng bá về GTCLQG chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa huy động sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trong quá trình triển khai hoạt động GTCLQG.
Thứ nhất, GTCLQG chấp nhận 7 tiêu chí Giải thưởng Chất lượng Quốc gia Hoa Kỳ, được cụ thể thành 18 hạng mục với trên 200 câu hỏi thể hiện các yêu cầu cụ thể mà DN tham dự phải đáp ứng.
Thứ hai, việc xem xét, đánh giá DN tham dự Giải thưởng chia thành 2 giai đoạn: đánh giá hồ sơ và đánh giá tại DN tại hai cấp hội đồng giải thưởng địa phương và trung ương. Do vậy, báo cáo tự đánh giá là một trong các hồ sơ quan trọng khi các chuyên gia và hội đồng tiến hành đánh giá hồ sơ tham dự của DN.
Thứ ba, các chuyên gia đánh giá là những người được đào tạo nghiệp vụ về GTCLQG, am hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng và nắm vững các tiêu chí và yêu cầu của GTCLQG.
Thứ tư, quy trình đánh giá và xét thưởng chặt chẽ, thống nhất dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch và khách quan với sự tham dự của hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương, tổ chức có liên quan.
Về tiêu chí, doanh nghiệp đạt giải Vàng hay giải Bạc thì tiêu chí không thay đổi. Tuy nhiên, mức độ đạt và thực hiện các tiêu chí của doanh nghiệp là khác nhau, ví dụ như:
Giải Vàng tặng cho tối đa 20 DN đạt từ 800/1000 điểm trở lên và được đánh giá là xuất sắc nhất trong số các DN đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia thuộc 4 loại hình: sản xuất lớn, dịch vụ lớn, sản xuất nhỏ và vừa, dịch vụ nhỏ và vừa.
Giải Bạc Chất lượng Quốc gia được tặng cho các doanh nghiệp đạt từ 600/1000 điểm trở lên.
Có đánh giá hồ sơ chất lượng sản phẩm, nếu sản phẩm thuộc diện bắt buộc áp dụng quy chuẩn sẽ phải đảm bảo các quy định của quy chuẩn nhưng không thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng.
Ngoài ra trong 7 tiêu chí xét thưởng có tiêu chí về chính sách khách hàng, thị trường: Tổ chức cam kết phục vụ theo nhu cầu của khách hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng như thế nào. Cụ thể là cung cấp sản phẩm và hỗ trợ khách hàng. Xây dựng nền văn hóa định hướng vào khách hàng. Lắng nghe khách hàng, tổ chức thu thập và sử dụng thông tin từ phía khách hàng như thế nào. Xác định sự thỏa mãn và gắn bó của khách hàng. Phân tích và sử dụng dữ liệu về khách hàng.
Tiêu chí về đo lường, phân tích và cải tiến hoạt động của bản thân doanh nghiệp…
Xin đính chính lại: Theo Thông tư 07/2012/TT-BKHCN ngày 2/4/2012 của Bộ KHCN sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 thì Giải Vàng Chất lượng Quốc gia có số lượng tối đa là 20 giải. Việc qui định và giới hạn số lượng Doanh nghiệp đạt giải Vàng cũng là thông lệ chung của các Quốc gia. Ví dụ, Giải thưởng chất lượng quốc gia Hoa Kỳ (Giải thưởng Malcolm Baldrige), được thành lập năm 1987 và bắt đầu triển khai từ năm 1988 (mô hình Việt Nam đang áp dụng), hằng năm trung bình có khoảng trên 1.300 tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng, tuy nhiên chỉ có 4 đến 5 tổ chức, doanh nghiệp đạt giải. Giải thưởng Chất lượng Châu Âu (EFQM Excellence Award) được thiết lập từ năm 1991, cho đến nay đã có 314 tổ chức, doanh nghiệp đạt giải, trong đó có 42 tổ chức, doanh nghiệp được trao Giải thưởng cao nhất (European Quality Award Winner). Mỗi năm có khoảng 40 đến 50 tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham dự EFQM Excellence Award, nhưng chỉ có hai đến ba tổ chức, doanh nghiệp đạt giải cao nhất (European Quality Award Winner).
Như tôi đã nói ở trên, GTCLQG vừa nhằm tôn vinh Doanh nghiệp vừa là công cụ để Doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng. Như vậy qua ví dụ ở trên, chúng ta có thể thấy các tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia Hoa Kỳ và Giải thưởng chất lượng Châu Âu, không chỉ vì mục đích đạt giải mà còn mục đích thiết thực hơn hết là được sử dụng các tiêu chí của GTCL như là một công cụ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và cải tiến hoạt động quản lý của mình.
Tiếp cận như vậy với đúng mục đích đề ra của GTCLQG là:
Cung cấp công cụ mô hình quản lý tiên tiến và đồng thời tự đánh giá (self-assessment) để giúp tổ chức, doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản lý của mình thông qua việc áp dụng và duy trì thành công các mô hình, công cụ, hệ thống quản lý tiên tiến và thực hành tốt nhất;
Tôn vinh xứng đáng những tổ chức, doanh nghiệp đạt những thành tích xuất sắc trong hoạt động, áp dụng thành công các mô hình, công cụ, hệ thống quản lý tiên tiến và thực hành tốt nhất, đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội;
Thông qua GTCL để nhằm khuyến khích phong trào năng suất, chất lượng cũng như định hướng phát triển, chính sách của hoạt động năng suất, chất lượng tại từng quốc gia, khu vực và trên phạm vi toàn thế giới.
Đúng như vậy. Quy định của giải không phân biệt đối với doanh nghiệp FDI.
Trước hết cám ơn bạn đã có câu hỏi này. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã được mời tham gia làm thành viên của Hội đồng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.
Giải thưởng Chất lượng Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm mục đích tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích nổi trội về chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng là công cụ để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách toàn diện, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới của doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, trong những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và áp dụng các hệ thống và công cụ quản lý chất lượng tiên tiến, chính là tiền đề để doanh nghiệp đạt được các tiêu chí của giải thưởng đã qui định.
Qua đây, chúng tôi cũng khuyến khích, động viên các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt các DN vừa và nhỏ nên chủ động xây dựng và áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến này để có thể dễ dàng và chủ động tham gia giải thưởng.
Năm 2010 Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai nhằm tạo động lực và năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp cũng như cả nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, Giải thưởng Chất lượng Việt Nam cũng là một trong những giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.
Ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
a) Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, năm 2007
- Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Thông tư 17/2011/TT-BKHCN ngày 01/6/2011 quy định về GTCLQG
- Thông tư 07/2012/TT-BKHCN ngày 2/4/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư 17/2011/TT-BKHCN
b) Việc tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là tự nguyện. Bất kỳ DN đang hoạt động tại Việt Nam nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đều có thể đăng ký tham dự.
Những doanh nghiệp đã được giải thưởng, bản thân doanh nghiệp đã được thừa nhận là áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến, trong đó có vấn đề về chất lượng sản phẩm về cơ bản đã bảo đảm được chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp công bố.
Nếu như DN của bạn đủ điều kiện tham dự, bạn có thể liên hệ và đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Việt Nam tại cơ quan thường trực giải thưởng tại địa phương là Chi cục Tiêu chuẩn ĐO lường Chất lượng các tỉnh, thành phố nơi DN đăng ký hoạt động SXKD. Hồ sơ tham dự bao gồm:
- Bản đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Việt Nam;
- Báo cáo giới thiệu chung về DN;
- Báo cáo tự đánh giá theo bảy tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Việt Nam;
- Tài liệu chứng minh về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (bản sao chứng chỉ hoặc tài liệu liên quan);
- Tài liệu chứng minh về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa chính với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (bản sao);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt và các kết quả quan trắc hằng năm theo quy định của pháp luật trong 03 năm gần nhất (bản sao);
- Xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động hằng năm trong 03 năm gần nhất (bản chính hoặc bản sao);
- Các tài liệu chứng minh khác về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, nếu có (bản sao).
Khi tham gia Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, không phân biệt quy mô, loại hình DN đều có thể đăng ký tham dự nếu đáp ứng các điều kiện của Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Trong đó, loại hình doanh nghiệp tham dự Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bao gồm: doanh nghiệp sản xuất lớn; doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ; doanh nghiệp dịch vụ lớn; doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ. Trong đó, sản xuất lớn và dịch vụ lớn sử dụng trên 300 lao động chính thức (Lao động từ 1 năm trở lên) và sản xuất nhỏ và dịch vụ nhỏ sử dụng đến 300 lao động chính thức (Lao động từ 1 năm trở lên).
Một trong các điều kiện tham dự GTCLQG là: Tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham dự GTCLQG là các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đã hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên tục tại Việt Nam và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian ít nhất 36 tháng, tính đến ngày 01 tháng 5 của năm tham dự. Như vậy, để xác định rõ DN này có đủ điều kiện đăng ký tham dự không thì còn tùy thuộc vào việc DN có đáp ứng được điều kiện nêu trên không và mức độ vi phạm của DN cũng như các biện pháp khắc phục đã được thực hiện.
Về nội dung bạn nêu: các doanh nghiệp đoạt giải thưởng các năm trước đây ít nhiều sản phẩm của họ có lỗi, thậm chí có trường hợp báo chí phản ảnh song họ vẫn đoạt giải thưởng:
Về nguyên tắc và theo tiêu chí xét tặng giải thưởng, chỉ sau khi Hội đồng sơ tuyển ở địa phương trình Hội đồng xét tặng giải thưởng quốc gia thì Ban thư ký cùng các thành viên Hội đồng xem xét hồ sơ và làm việc cụ thể với Hội đồng sơ tuyển và khi cần thì tới kiểm tra xác minh các thông tin mà dư luận phản ảnh.
Sau khi xem xét, phân tích, xác minh các dữ liệu, Hội đồng mới thống nhất đồng ý hay không đồng ý trình xét trao giải.
Về cái lỗi mà bạn nêu cũng như những thông tin mà báo chí phản ảnh sẽ được xem xét đưa vào xác minh cụ thể, chúng tôi cũng rất mong nhận được các phản hồi của dư luận về những doanh nghiệp dự kiến được xem xét đề nghị tặng giải thưởng để công tác bình xét được khách quan, trung thực, chúng ta xét tặng giải thưởng đúng địa chỉ, nhằm củng cố và nâng cao chất lượng của giải thưởng.
Thực tế, các giải đã trao đều đạt các yêu cầu trên, tuy nhiên có thể có cá biệt trường hợp như bạn phản ánh và ban tổ chức cần thông tin cụ thể và chính xác (có kiểm chứng) để đề xuất việc chỉnh sủa quy chế và quy trình xét tặng chất lượng hơn .
Doanh nghiệp của bạn thuộc loại nhỏ, theo bạn nói thì thành công chưa nhiều, ít người biết tới, vì bạn không nói rõ là doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực gì, có tham gia xuất nhập khẩu hay không.
Tuy nhiên, theo tôi bạn và những người làm việc trong doanh nghiệp của bạn nên tìm hiểu kỹ về giải thưởng (quy chế, quy trình và các điều kiện cần và đủ về mặt thủ tục của giải thưởng) để quyết định có tham gia hay không.
Ban tổ chức và Hội đồng bình chọn giải thưởng chất lượng quốc gia luôn mong muốn các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ hưởng ứng nhiệt tình và chủ động đăng ký tham gia giải.
Theo quy chế và quy trình xét tặng, giải có phân loại doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ…loại lớn, loại vừa và loại nhỏ để trao giải (giải vàng, giải bạc…), vì vậy doanh nghiệp của bạn nếu tham gia giải thì hoàn toàn có thể được trao giải nếu hội đủ các yếu tố theo quy định tại quy chế xét tặng và được Hội đồng thống nhất trình cấp có thẩm quyền xét tặng.
Ông Hoàng Quang Phòng
Doanh nghiệp của bạn tuy nhỏ, hoạt động tại vùng sâu, xa, quy mô không lớn nhưng cũng đã góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của địa phương…thì đã đủ điều kiện để tham gia giải thưởng và hoàn toàn có thể được xét tặng giải nếu hội đủ các yếu tố quy định trong quy chế.
Bạn cần liên hệ với Hội đồng sơ tuyển (Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh) để được biết thông tin về giải thưởng và cách thức đăng ký tham gia.
Cũng như phần trên tôi đã đề cập, đây là giải thưởng thuộc hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á – Thái Bình Dương (GPEA) của tổ chức Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương.
Tiêu chí giải thưởng có sự tham khảo mô hình của Mỹ và EU. Theo tôi nghĩ đây là vấn đề mang tính khoa học mà chúng ta thừa hưởng thành quả của thế giới cũng như mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay mà Việt Nam đang xây dựng.
Người tiêu dùng hoàn toàn có quyền đề nghị đến Tổng cục Đo lường Chất lượng là cơ quan đầu mối của giải thưởng để xem xét và trình lên cấp có thẩm quyền quyết định.
Bạn hoàn toàn có thể phản ánh với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc gửi khiếu nại tới Văn phòng tư vấn khiếu nại của hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam tại Hà Nội hoặc Bảo vệ người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh.
Thực ra giải thưởng quốc gia ra đời từ khi có luật chất lượng sản phẩm hàng hóa từ năm 2007 và nghị định 132 ngày 31/12/2008 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 trên cơ sở kế thừa và nâng cấp giải chất lượng Việt Nam được Bộ Khoa học công nghệ (trước đó là Bộ khoa học công nghệ và môi trường) khởi xướng theo quyết định 1352 ngày 5/8/1995 quy định về giải thưởng Chất lượng Việt Nam. Vì vậy, ý kiến trên đây của doanh nghiệp là không có gì mâu thuẫn.
Bạn có thể tham khảo trên website www.vsqi.gov.vn của Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam.
a) Giải thưởng Chất lượng Quốc gia xứng tầm là giải thưởng chất lượng ở cấp quốc gia, luôn giữ được vị trí quan trọng và có uy tín trong cộng đồng DN nói riêng và đối với xã hội nói chung. Thực tế triển khai Giải thưởng Chất lượng Quốc gia trong những năm qua cho thấy những DN đạt giải hằng năm thực sự là những DN có những thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.
b) Doanh nghiệp đã đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia thì theo qui định sau 03 năm kể từ năm được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia tiếp tục được tham dự lại Giải thưởng Chất lượng Quốc gia nếu đáp ứng điều kiện.
Phải nhấn mạnh điều này: mục tiêu của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là tôn vinh, khen thưởng các DN đạt những thành tích xuất sắc và thành tựu nổi bật trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Điều này không phụ thuộc vào quy mô của DN to hay nhỏ, mà điều quan trọng nhất là DN đó có xứng đáng được trao giải hay không vì theo qui định các yêu cầu, tiêu chí đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng là khá cao theo các tiêu chí chung phù hợp với thông lệ quốc tế.
Mặc dù Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là phần thưởng cao quý nhất về chất lượng, được luật định nhưng vẫn còn tồn tại hạn chế chủ yếu sau đây: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia chưa thực sự cuốn hút sự quan tâm của doanh nghiệp, chưa trở thành một công cụ tác động tích cực, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp là tập đoàn, tổng công ty lớn tham gia còn chưa nhiều.
Chúng tôi nhận thấy, một trong những nguyên chính của hiện tượng này công tác tuyên truyền, quảng bá về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa huy động sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trong quá trình triển khai hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.
Không chỉ riêng trong năm 2013, việc có doanh nghiệp không được Hội đồng quốc gia xét đề nghị trao giải mặc dù đã được Hội đồng sơ tuyển đề nghị, đôi khi vẫn xẩy ra trong quá trình xét tặng hằng năm. Đó là một minh chứng cho thấy tính chính xác, công khai, khách quan và công bằng trong việc xem xét, đánh giá Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.
Quá trình đánh giá Giải thưởng được tiến hành qua 2 cấp hội đồng: Hội đồng sơ tuyển và Hội đồng quốc gia. Thành viên Hội đồng là đại diện cho các cơ quan quản lý, tổ chức, cơ quan có uy tín tại địa phương và trung ương, những người am hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng và nắm vững các tiêu chí và yêu cầu của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. Hội đồng sẽ thành lập các đoàn đánh giá để xem xét, đánh giá hồ sơ và đánh giá tại doanh nghiệp tham dự.
Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký quyết định trao giải, Cơ quan thường trực Giải thưởng Chất lượng Quốc gia sẽ gửi lấy ý kiến hiệp y của UBND các tỉnh, thành phố có doanh nghiệp được đề xuất trao giải.
Tính cho đến thời điểm này, chúng tôi khẳng định là không có. Kết quả 18 năm triển khai hoạt động Giải thưởng Chất lượng Quốc gia từ 1996 - 2014 (trước năm 2009 là Giải thưởng Chất lượng Việt Nam) đã minh chứng điều này.
Có 3 tiêu chuẩn chính sau mà doanh nghiệp cần hội tụ để được tham dự xét tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia như sau:
1. Doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là các doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục tại Việt Nam và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian gần nhất ít nhất là 3 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký của năm tham gia xét thưởng.
2. Trường hợp doanh nghiệp đã được tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia Việt Nam thì sau 03 năm, kể từ năm được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia Việt Nam tiếp tục được tham gia lại Giải thưởng Chất lượng Quốc gia tặng cho doanh nghiệp.
3. Trường hợp doanh nghiệp đã được tặng Giải Chất lượng Quốc gia Việt Nam thì được tiếp tục tham gia lại Giải thưởng Chất lượng Quốc gia tặng cho doanh nghiệp.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia có 3 mục tiêu chính:
Mục tiêu thứ nhất: Cung cấp công cụ mô hình tự đánh giá (self-assessment) để giúp tổ chức, doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản lý của mình thông qua việc áp dụng và duy trì thành công các mô hình, công cụ, hệ thống quản lý tiên tiến và thực hành tốt nhất;
Ông Phó Đức Sơn - Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đang giao lưu với bạn đọc
Mục tiêu thứ hai: Tôn vinh xứng đáng những tổ chức, doanh nghiệp đạt những thành tích xuất sắc trong hoạt động, áp dụng thành công các mô hình, công cụ, hệ thống quản lý tiên tiến và thực hành tốt nhất, đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội;
Mục tiêu thứ ba: Thông qua Giải thưởng Chất lượng Quốc gia để nhằm khuyến khích phong trào năng suất, chất lượng cũng như định hướng phát triển, chính sách của hoạt động năng suất, chất lượng tại từng quốc gia, khu vực và trên phạm vi toàn thế giới.
Như vậy, nếu tham dự mà doanh nghiệp không đạt giải thì doanh nghiệp vẫn thu được Mục tiêu thứ nhất. Đó chính là cơ hội để DN học hỏi, chia sẻ và tự hoàn thiện mình trong hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Về câu hỏi này, tôi xin trả lời bạn đọc như sau:
Thứ nhất, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là giải thưởng cấp quốc gia về chất lượng do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định tặng hàng năm nhằm xem xét, đánh giá và trao giải thưởng chất lượng cho những doanh nghiệp đạt những thành tích xuất sắc và thành tựu nổi bật trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Giải thưởng chất lượng với những tiêu chí và mô hình áp dụng đều dựa trên các nguyên lý và phương pháp quản lý hiện đại.
Thứ hai, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia chấp nhận mô hình Giải thưởng Chất lượng Quốc gia Hoa Kỳ.
Thứ ba, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia thuộc hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương, những DN đạt Giải Vàng xuất sắc nhất trong 02 năm gần nhất được lựa chọn và đề cử tham dự Giải thưởng này. Do vậy, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia mang tính hội nhập quốc tế và khu vực.
Có 2 vấn đề chính cần làm rõ ở câu hỏi này, tôi xin trả lời bạn như sau:
Vấn đề thứ nhất: Hội đồng giải thưởng được tổ chức thành 2 cấp trong đó cấp địa phương là Hội đồng sơ tuyển và cấp Trung ương là Hội đồng quốc gia.
- Hội đồng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập theo đề nghị của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hội đồng này có từ 11 đến 17 thành viên là đại diện của các Bộ, ngành, cơ quan và tổ chức có liên quan. Hội đồng quốc gia gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Thành viên Hội đồng quốc gia là những người am hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng và nắm vững các tiêu chí và yêu cầu của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.
Thư ký Hội đồng quốc gia là cán bộ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Hội đồng sơ tuyển do Tổng cục Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội đồng này có từ 7 - 11 thành viên là đại diện các Sở, Ban, ngành và các tổ chức có liên quan tại địa phương. Hội đồng sơ tuyển gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Thành viên Hội đồng sơ tuyển là những người am hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng và nắm vững các tiêu chí và yêu cầu của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.
Thư ký của Hội đồng sơ tuyển là cán bộ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Vấn đề thứ 2: Việc xem xét, đánh giá Giải thưởng Chất lượng Quốc gia theo phương pháp chuyên gia đánh giá chấm điểm, không áp dụng hình thức bình chọn của người dân.
Tuy nhiên, mọi người có thể tham gia góp ý kiến về quá trình đánh giá và trao giải. Mọi ý kiến góp ý gửi trực tiếp đến các cơ quan thường trực Giải thưởng Chất lượng Quốc gia tại địa phương là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và tại Trung ương là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là giải thưởng có uy tín được Thủ tướng chính phủ ký xét tặng, giải có quy chế và quy trình xét tặng từ cơ sở đến Trung ương, doanh nghiệp được nhận giải này có thể tạo dựng và củng cố thương hiệu, nhiều doanh nghiệp đoạt giải đã có cơ hội tiếp cận được nguồn khách hàng lớn, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, duy trì tăng trưởng, tạo công việc cho nhiều lao động và đóng góp lớn hơn cho Nhà nước.
Tôi cũng xin thêm là qua việc tổ chức xét và trao tặng nhiều doanh nghiệp và nhà quản lý đã biết đến giải, số lượng doanh nghiệp tham gia giải năm sau cao hơn năm trước, doanh nghiệp đoạt giải cao đã được giới thiệu tham dự giải châu lục và nhiều doanh nghiệp đoạt giải châu lục.
Trong phương hướng phát triển kinh doanh thời gian gần đây, doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng đến các quy trình về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, sản xuất xanh đáp ứng các điều kiện về môi trường và phát triển bền vững.
Theo bạn thì phần lớn những doanh nghiệp tham gia giải thưởng và đoạt giải thường tập trung ở những thành phố lớn, những doanh nghiệp ở địa phương khác (tỉnh lẻ) còn hạn chế, một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến giải thưởng.
Trước tình hình này, VCCI đã tập trung tuyên truyền về giải thưởng qua các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khả năng mở rộng thị trường.
VCCI đều lồng ghép hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hướng tới có thể tham gia và đoạt giải chất lượng quốc gia phù hợp với quy chế của giải.
Chúng tôi cũng đã đề nghị nâng cấp Hội đồng sơ tuyển từ cấp sở là Chủ tịch hội đồng lên thành cấp tỉnh, thành (đề nghị lãnh đạo tỉnh, thành trực tiếp là Chủ tịch hội đồng sơ tuyển), đề nghị sở, ngành chuyên môn và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phổ biến động viên doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng cao tham gia giải thưởng.
Đồng thời, chúng tôi không đồng ý dùng từ “tỉnh lẻ”, doanh nghiệp đứng trụ sở ở mọi miền đất nước đều bình đẳng trước pháp luật, trước các cơ hội kinh doanh và trước các giải thưởng. Thực tế có doanh nghiệp ở tỉnh xa trung tâm lớn đã tham gia và đoạt giải thưởng cao, ví dụ như doanh nghiệp ở Bạc Liêu.
Vì vậy, bạn không nên bi quan về yếu tố “tỉnh lẻ”, đề nghị bạn nghiên cứu tiêu chí và nếu xét thấy đủ điều kiện thì mạnh dạn đăng ký tham gia.
Các khách mời đang trả lời giao lưu trực tuyến: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Dấu ấn những chặng đường
Những doanh nghiệp đã được giải thưởng, bản thân doanh nghiệp đã được thừa nhận là áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến, trong đó có vấn đề về chất lượng sản phẩm về cơ bản đã bảo đảm được chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp công bố.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là giải thưởng trao cho tổ chức, doanh nghiệp đạt những thành tích xuất sắc và thành tựu nổi bật trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.
Như vậy "Chất lượng" ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chất lượng của cả hệ thống quản lý của doanh nghiệp (DN), trong đó có cả chất lượng đầu ra của DN, đó là các sản phẩm, dịch vụ.
Là thành viên của Hội đồng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, VCCI đã tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền về giải thưởng, các ấn phẩm truyền thông của VCCI đều đăng tải thông tin về giải thưởng, lãnh đạo VCCI đã trực tiếp thông tin về giải thưởng tới doanh nghiệp, tới các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đề nghị tuyên truyền và động viên doanh nghiệp tích cực và mạnh dạn gửi hồ sơ tham dự.
Thông qua hệ thống gần 500 Hiệp hội, Hội, Câu lạc bộ doanh nghiệp trong cả nước, VCCI chúng tôi sẽ thông báo và đề nghị các tổ chức Hiệp hội trên thông tin đến doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.
Đồng thời chúng tôi cũng sẽ tuyên truyền và kiến nghị cơ quan chức năng cho thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp Chất lượng Quốc gia tập hợp các doanh nghiệp đoạt giải và có định hướng tuyên truyền và biện pháp hỗ trợ cần thiết để duy trì và củng cố các sản phẩm chất lượng nêu trên, tạo sự lan tỏa của giải thưởng để nhiều doanh nghiệp biết, tự tin và chủ động tham gia.
Theo tôi Giải thưởng Chất lượng Quốc gia có một quy chế chặt chẽ, mang tầm cỡ khu vực, thuộc hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương và thuộc giải cấp Chính phủ, do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện. Vì vậy, những tổ chức, doanh nghiệp được giải là địa chỉ đáng tin cậy cho người tiêu dùng.