Google phải loại bỏ 1,75 tỉ URL trên kết quả tìm kiếm do vi phạm bản quyền

author 15:31 14/09/2016

(VietQ.vn) - Vừa qua, Google phải loại bỏ 1,75 tỉ URL trên kết quả tìm kiếm do vi phạm bản quyền. Theo đó, công ty đã ra mắt một trang web riêng để thống kê.

Thông tin trên Táp chí Xa Lộ Thông tin, hiện có rất nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau với những ngôn ngữ khác nhau, nhưng Google Search vẫn là công cụ tìm kiếm trên mạng Internet phổ biến nhất trên toàn thế giới.

Mỗi khi người dùng gõ các từ khóa để tìm kiếm trên Google, bên cạnh những trang web chứa các nội dung hợp pháp cần tìm được hiển thị, Google Search cũng hiển thị cả những trang web chứa các nội dung sao chép bất hợp pháp.

Các trang web này đang “ăn theo”, có thể dẫn đến việc gây mất doanh thu của những trang chính. Thậm chí một số trang “ăn theo” còn chứa cả các phần mềm độc hại, làm ảnh hưởng đến uy tín của các trang web sở hữu nội dung có bản quyền.

Bởi thế, các chủ trang có bản quyền đã yêu cầu Google phải loại bỏ các các liên kết kết quả tìm kiếm chứa đựng các nội dung vi phạm bản quyền, nhằm tự bảo vệ mình.

Hoại tử chân vì tự chữa bệnh qua... google(VietQ.vn) - Thời đại công nghệ thông tin rồi mạng xã hội phát triển khiến nhiều người có bệnh là lên google để tìm kiếm. Tuy nhiên điều đó gây hoại tử chân.

Để hạn chế các kết quả tìm kiếm hiển thị các trang web chứa nội dung vi phạm bản quyền, Google đã ra mắt một trang web thống kê số lượng đường dẫn (URL) bị xóa bỏ vì vấn đề bản quyền. Hiện tại số lượng URL bị bỏ là 1,75 tỉ, theo Genk.

Ngoài ra, người dùng còn có thể xem các thông tin khác như bao nhiêu yêu cầu dỡ bỏ URL bị từ chối. Hiện có khoảng 40 triệu lượt yêu cầu dỡ bỏ từ người dùng bị từ chối, chiếm khoảng 2,1%. Mặt khác, có 16 triệu yêu cầu bị trùng lặp.

Được biết, các yêu cầu dỡ bỏ URL sẽ phải trải qua 4 bước sau:

1. Người giữ bản quyền gửi yêu cầu dỡ bỏ URL vi phạm cho Google.

2. Google xem xét và xử lí yêu cầu

3. Google gửi thông báo đến người giữ bản quyền về những hành động mà họ đã cân nhắc và xử lí. Dựa theo tình hình, người giữ bản quyền có thể chấp nhận hoặc kháng lại quyết định của Google.

4. Google ra quyết định cuối cùng về việc có xóa bỏ URL được yêu cầu ra khỏi kết quả tìm kiếm hay không.

Khi vào trang web trên, người dùng có thể biết cụ thể công ty nào đã yêu cầu dỡ bỏ URL. Ví dụ như công ty RIAA đã yêu cầu dỡ bỏ hơn 80 triệu URL. Mặt khác, người dùng cũng có thể xem URL cụ thể nào bị bao nhiêu yêu cầu dỡ bỏ, ví dụ như ThePirateBay.se đã bị 4 triệu yêu cầu.

Có thể nói, dù được vinh danh là “gã khổng lồ” tìm kiếm, nhưng ở chiều ngược lại, Google cũng nhận lại nhiều “nỗi nhọc nhằn”...

 An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang