Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ. Vì vậy, chuyển đổi số muốn thành công thì quyết định là người đứng đầu muốn thay đổi.
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), việc lồng ghép phát triển kinh tế tuần hoàn vào chính sách, dự án liên kết vùng là mục tiêu được Chính phủ khuyến khích. Vì vậy, trong thời gian tới cần có chiến lược phát triển mô hình liên kết vùng gắn với kinh tế tuần hoàn một cách bài bản, thấu đáo.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, công nghệ thông tin - truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho rằng với Việt Nam, phát triển kinh tế số là cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách phát triển. Tuy nhiên, tiến trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay còn chậm và gặp không ít thách thức…
Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ được kỳ vọng sẽ là động lực mới thúc đẩy việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Đây là đánh giá của TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Sau những sự cố thời gian qua, đặc biệt với sự sát sao của các cấp quản lý, thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) đang có chuyển biến lớn mang tính đột phá…
(VietQ.vn) - Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương 6 tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã nhất trí cao chuyển chính sách tiền tệ từ trạng thái kiểm soát "chặt chẽ", "chắc chắn" ở những thời điểm trước đó sang trạng thái "linh hoạt, nới lỏng hơn". Việc điều chỉnh này được đánh giá là rất kịp thời, đáp ứng yêu cầu cấp thiết tháo gỡ khó khăn về thanh khoản, tín dụng, thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh và phù hợp với thực tiễn.
TS. Nguyễn Thị Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, cải cách môi trường đầu tư cho doanh nghiệp đang chững lại. Do đó, các bộ, ngành cần nỗ lực cải cách điều kiện kinh doanh, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của Chính phủ.
Kinh tế 6 tháng đầu năm thấp hơn kỳ vọng, đặt ra thách thức lớn cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của cả năm 2023. Trong thời gian còn lại của năm, động lực tăng trưởng được kỳ vọng là đầu tư công, sự phục hồi của du lịch và tác động kích cầu từ việc tăng lương, giảm thuế… Đây là một nội dung trong cuộc trao đổi của PV với Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương trong dịp cơ quan này công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2023.
Trả lời phỏng vấn của PV xung quanh việc Quốc hội chính thức đồng ý tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam cho rằng, việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế năm 2023.