(VietQ.vn) - Theo thống kê của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Phú Yên, từ đầu năm 2023 đến nay, ngành khoa học, công nghệ tỉnh đã triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia chương trình đảm bảo đo lường.
(VietQ.vn) - Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên đã lựa chọn, hỗ trợ 05 Hợp tác xã sản xuất hàng đóng gói sẵn triển khai xây dựng và áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường gồm Hợp tác xã Chè an toàn Khe Cốc, Hợp tác xã Chè La Bằng, Hợp tác xã Tuyết Hương sản xuất các sản phẩm chè; Hợp tác xã Miến Việt Cường sản xuất các sản phẩm miến; Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hồng Kỳ sản xuất các sản phẩm tương.
(VietQ.vn) - Để phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ, yêu cầu quản lý đo lường từng thời kỳ, công tác rà soát, cập nhật và dự báo nhu cầu xây dựng văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, cần lộ trình thực hiện cụ thể trong giai đoạn trung hạn, dài hạn.
Đo lường là lĩnh vực khoa học kỹ thuật chính xác, là hoạt động không thể thiếu đối với đời sống kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, an ninh và quốc phòng. Đo lường thống nhất và chính xác sẽ góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân trong các giao dịch kinh tế, dân sự; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng; đảm bảo an toàn; bảo vệ sức khoẻ và môi trường; đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; là công cụ đắc lực góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
(VietQ.vn) - Sau hơn 03 năm triển khai, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đã góp phần tăng cường và đổi mới hoạt động đo lường của tỉnh Thái Nguyên, hỗ trợ tích cực các tổ chức, doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19.
(VietQ.vn) - Hoạt động đo lường có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội, nó giúp đo lường và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, từ đó đưa ra các quyết định và chính sách phù hợp để phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, đo lường thống nhất và chính xác góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân trong các giao dịch kinh tế, dân sự; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng… Thời gian qua, hệ thống đo lường trên địa bàn tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song tỉnh vẫn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn cần được tháo gỡ trong thời gian tới.
(VietQ.vn) - Kể từ khi triển khai, nhiều nhiệm vụ của Đề án 996 bắt đầu mang lại kết quả tích cực. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo đo lường thông qua công tác kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được đẩy mạnh, có hiệu quả đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
(VietQ.vn) - Trong bối cảnh nhiều biến động khó lường, các hoạt động triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án 996) vẫn được đẩy mạnh rộng khắp từ trung ương đến địa phương.
(VietQ.vn) - Theo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TP.Hà Nội, việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và triển khai chương trình đảm bảo đo lường là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thực hiện Đề án 996 hiệu quả.
(VietQ.vn) - Theo đánh giá của TS. Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), thời gian qua, Chương trình đảm bảo đo lường đã được triển khai rộng khắp tại các tỉnh, thành trên cả nước, với nhiều địa phương điểm, doanh nghiệp điểm mang lại nhiều kết quả tích cực.
(VietQ.vn) - Công tác kiểm tra nhà nước về đo lường của Chi cục TCĐLCL Hải Phòng triển khai với tổng 133 đơn vị được kiểm tra, trong đó có 34 đơn vị kinh doanh xăng dầu; 38 đơn vị kinh doanh điện, nước sinh hoạt; 3 đơn vị sử dụng phương tiện đo nhóm 2; 5 đơn vị dịch vụ cân ô tô; 17 đơn vị kinh doanh vận tải taxi; 7 đơn vị định lượng hàng đóng gói sẵn; 7 đơn vị chiết nạp Gas; 21 đơn vị kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ.
(VietQ.vn) - Trong khuôn khổ triển khai Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngày 09/12/2022, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức cuộc họp tổng kết Chương trình so sánh liên phòng hiệu chuẩn chuẩn đo lường năm 2022.