Sản xuất chả cá cạnh... các ngôi mộ và chuồng heo bốc mùi

author 13:38 15/08/2017

(VietQ.vn) - Khu vực sản xuất, kho lạnh chứa thành phẩm nằm kế bên các ngôi mộ và chuồng heo bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Gạch men Royal bị làm giả nhãn hiệu, giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy

Năm 2006, Công ty TNHH Gạch Hoàng Gia đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa gạch men ốp lát với tên “Royal”. Thế nhưng cách đây gần hai năm, trên thị trường bỗng dưng xuất hiện thêm loại gạch men ốp lát cũng mang nhãn hiệu Royal do Công ty Cổ phần đầu tư Royal Việt Nam sản xuất tại tỉnh Hưng Yên.

Theo ông Đinh Việt Anh, Giám đốc Công ty TNHH Gạch men Hoàng Gia nói, đây không phải chỉ là hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ bình thường mà còn là hành vi sản xuất và lưu thông hàng nhái, hàng giả trên thị trường.

Đáp lại cáo buộc từ Công ty TNHH Gạch men Hoàng Gia, đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Royal Việt Nam lại cho rằng tên sản phẩm của công ty này chỉ đơn giản là phát âm chữ “royal” giống như nhãn hiệu của Công ty Gạch men Hoàng Gia. Còn lại về bố cục phần hình, chữ khác nhau hoàn toàn.

“Trong Sở hữu trí tuệ, giống nhau trên 70% thì mới có quyền kiện. Tôi khẳng định rằng chúng tôi không làm giả, làm nhái sản phẩm”, ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Royal Việt Nam cho hay.

Vụ việc tranh cãi về quyền sở hữu nhãn hiệu đã khiến Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ phải vào cuộc. Trong biên bản giám định gần đây, Viện này đã kết luận sản phẩm gạch của Công ty Royal Việt Nam có yếu tố xâm phạm nhãn hiệu Royal của Công ty gạch Hoàng Gia. Thậm chí, Phân viện Khoa học Hình sự TP.HCM cũng đã giám định và kết luận đây là sản phẩm giả mạo. Không chỉ đơn giản là xâm phạm nhãn hiệu, các dấu chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của nhà nước cũng có dấu hiệu bị làm giả.

Gạch men nhãn hiệu Roayal giả được bán trên thị trường. Ảnh: Thanh niên 

Đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Royal Việt Nam cho biết, doanh nghiệp này đã đưa sản phẩm gạch men lưu thông ra thị trường bắt đầu từ tháng 10 năm 2015 và sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận hợp quy trên bao bì của sản phẩm, cũng in logo với ký hiệu VIBM của Viện Vật liệu xây dựng và ký hiệu của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (QUACERT) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

“Sản phẩm của chúng tôi đã được hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của quốc gia. Cụ thể là hợp chuẩn hợp quy theo tiêu chuẩn IL16 của Quy chuẩn vật liệu xây dựng quốc gia”, ông Nguyễn Anh Vũ khẳng định.

Tuy nhiên, bà Trần Thu Hà, Giám đốc Văn phòng chứng nhận, Viện Vật liệu xây dựng lại khẳng định rằng Viện này chưa từng cấp giấy chứng nhận hợp quy nào cho sản phẩm gạch ốp lát do Công ty Cổ phần đầu tư Royal Việt Nam sản xuất.

“Việc công ty Royal Việt Nam sử dụng dấu của Viện Vật liệu xây dựng đang có dấu hiệu vi phạm quy định của nhà nước”, bà Hà khẳng định.

Tương tự, đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng khẳng định chưa từng cấp giấy chứng nhận hợp quy cho gạch men của Công ty Royal Việt Nam.

Ngay sau đó, doanh nghiệp này cũng đưa ra một giấy chứng nhận hợp quy khác của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng cấp ngày 2/3/2017 tức là được chứng nhận hợp quy sau khi sản phẩm gạch đã lưu thông trên thị trường được hơn một năm.Tuy nhiên, mới đây, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng cũng ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận này.

Như vậy, nhiều cơ quan chức năng đã lên tiếng phủ nhận sự hợp pháp của sản phẩm do Công ty Royal Việt Nam sản xuất. Nhưng suốt hai năm nay, sản phẩm gạch men của công ty này vẫn ngang nhiên lưu thông trên thị trường và được bán với các mức giá khác nhau khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.

Trước tình trạng gạch men nhái giả nhãn hiệu trên thị trường được báo chí phản ánh, Chi cục QLTT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, thu giữ một số lượng gạch men nghi là hàng giả thương hiệu. Khi kiểm tra đột xuất một cửa hàng bán gạch trên đường Chùa Thông (thị xã Sơn Tây), đội QLTT số 19 đã phát hiện cửa hàng này trưng bày nhiều gạch mang tên Royal của Công ty Royal Việt Nam và gần 700 hộp gạch men trong kho. Dù có đủ hóa đơn chứng từ mua bán nhưng lực lượng chức năng vẫn quyết định niêm phong số gạch chờ kết quả giám định.

Cà Mau bắt giữ 900kg tôm bơm tạp chất

Công an tỉnh Cà Mau đã phát hiện và bắt giữ xe tải chở hơn 900kg tôm thẻ nguyên liệu bị bơm chích tạp chất trên địa bàn.

Xe tải này lưu thông theo hướng Quốc lộ 63 thuộc huyện Thới Bình ra thành phố Cà Mau. Toàn bộ số tôm chứa tạp chất của ông Lưu Quốc Cường, thường trú tại xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình.

900kg tôm bơm tạp chất đã bị bắt giữ ở Cà Mau. Ảnh: VTV 

Theo điều tra ban đầu, ông Lưu Quốc Cường đã thừa nhận vì mục đích lợi nhuận nên thu mua tôm thẻ nguyên liệu của người dân ở cùng địa phương về bán lại cho một số xí nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố Cà Mau để kiếm lời. Ông Cường không biết tôm bị bơm chích tạp chất. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.

3 cơ sở sản xuất chả cá ngay cạnh chuồng heo hôi thối

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh An Giang, mới đây, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm An Giang phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường – Bộ Công an (C49) và công an phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên đã kiểm tra đột xuất 3 cơ sở sản xuất chả cá có quy mô lớn trên địa bàn kho.

Đoàn kiểm tra đã phát hiện, ghi nhận cơ sở hộ kinh doanh Kim Liên do Nguyễn Thanh Kim làm chủ và cơ sở Nguyễn Thị Thanh Quý do Nguyễn Thị Thúy An – đại diện cơ sở có Giấy Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP), Chứng nhận Đủ điều kiện về ATTP do Chi cục Quản lý chất lượng Nông lân sản và thủy sản cấp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở; riêng Cơ sở Lê Thị Mỹ Vân không có các giấy tờ có liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, 3 cơ sở sản xuất Chả cá này nằm gần bờ sông, trong hẻm nhỏ, liền kề nhau và trốn tránh các cơ quan chức năng bằng công nghệ hiện đại. Khu vực sản xuất, kho lạnh chứa thành phẩm nằm kế bên các ngôi mộ và chuồng heo bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Toàn bộ lô hàng hơn 1.300 kg (cơ sở Hộ kinh doanh Kim Liên khoảng 500 kg, cơ sở Nguyễn Thị Thanh Quý khoảng 800 kg), bị tạm giữ, lấy và gửi mẫu kiểm nghiệm chả cá, bột phụ gia, phẩm màu.

Hiện tại, vụ việc đang được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm An Giang phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường – Bộ Công an (C49) và công an địa phương điều tra, làm rõ.

Thẩm mỹ “chui” và hậu họa khôn lường

Nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày một nhiều nhưng đã có người phải bỏ mạng ở những cơ sở kém chất lượng vì tin vào quảng cáo

Có mủ ở vết mổ, sưng to và lệch dị thường, nguy cơ mũi bị nhiễm trùng cao khiến chị Nguyễn Lan Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) vô cùng lo lắng. Do ham rẻ vì theo combo khuyến mại khi vừa độn cằm, nâng mũi lẫn bơm mỡ tự thân thì sẽ được giảm giá nhiều nên chị đã liều mình.

Chị Bảo Lâm đang đứng trước nỗi lo bị giảm hoặc mất thị lực. Ảnh: VTV

Chỉ vì quá tin tưởng vào những lời hứa hẹn của chị Thanh - chủ cơ sở thẩm mỹ ở Hà Nội mà chị Bảo Lâm (Thanh Hà - Hải Dương) đã đồng ý tiểu phẩu nhấn mí mắt, nhưng đến lúc lên bàn mổ thì mới tá hỏa khi biết người đang làm cho mình là một học viên chưa qua trường lớp chính quy nào.

Hiện tại, chị Bảo Lâm đang đứng trước nỗi lo bị giảm thậm chí bị mất thị lực nếu các vết nhiễm trùng sau thẩm mỹ không được xử lý kịp thời.

Phong Lâm (T/h)

Thai phụ phẫu thuật thẩm mỹ, cảnh báo biến chứng gấp 5 lần người bình thường(VietQ.vn) - Theo chuyên gia, khi có thai, cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi và thường nhạy cảm với các loại thuốc, vì thế biến chứng dễ xảy ra gấp năm lần người bình thường nếu phẫu thuật thẩm mỹ.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang