Thuốc làm liệt điều tiết mắt có thể gây ngộ độc, lú lẫn và hoang tưởng

authorMinh Hà 06:10 12/12/2017

(VietQ.vn) - Dùng thuốc làm liệt điều tiết mắt, nhất là ở trẻ em có thể gây ra ngộ độc toàn thân hoặc dùng nhỏ mắt kéo dài có thể gây kích ứng tại chỗ...

Thông thường khi đi khám mắt, để giúp xác định các tật khúc xạ như: Cận thị, viễn thị, loạn thị… một số trường hợp được bác sĩ chỉ định nhỏ thuốc làm liệt điều tiết mắt để xác định một cách chính xác, loại thuốc này có tên là atropin. Thời gian nhỏ thường kéo dài trong 5 ngày liên tục để làm liệt điều tiết mắt sau đó mới chẩn đoán bệnh. 

Khi đi khám tật khúc xạ ở mắt, một số trường hợp được bác sĩ chỉ định nhỏ thuốc làm liệt diều tiết mắt. Ảnh minh họa

Khi đi khám tật khúc xạ ở mắt, một số trường hợp được bác sĩ chỉ định nhỏ thuốc làm liệt diều tiết mắt. Ảnh minh họa

Theo thông tin từ báo Tin tức, atropin là dẫn xuất alkaloid chiết xuất từ cây cà độc dược (Atropa belladonna). Trong nhãn khoa, thuốc được sử dụng để tra mắt với tác dụng làm giãn đồng tử và liệt cơ thể mi; tác dụng này của atropin có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở mắt như các tật khúc xạ: Cận thị, viễn thị, loạn thị…

Trong nhãn khoa, thuốc atropin được sử dụng để tra mắt với tác dụng làm giãn đồng tử và liệt cơ thể mi. Ảnh minh họa

Trong nhãn khoa, thuốc atropin được sử dụng để tra mắt với tác dụng làm giãn đồng tử và liệt cơ thể mi. Ảnh minh họa

Đặc biệt, trong điều trị nhược thị, nhỏ atropin vào mắt lành sẽ gây giãn đồng tử và liệt điều tiết làm cho mắt tốt này nhìn kém đi một cách có chủ đích, bắt buộc bệnh nhân phải sử dụng mắt nhược thị, giúp làm tăng thị lực của mắt kém. 

Người thường xuyên bay đường dài dễ tăng nguy cơ ung thư(VietQ.vn) - Một nghiên cứu mới đây tại Đức chỉ ra rằng, người thường xuyên bay đường dài và cố gắng thích nghi với các múi giờ sinh học khác nhau sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.

Tuy nhiên, theo cảnh báo từ tờ Sức khỏe & đời sống, dùng atropin nhỏ mắt, nhất là ở trẻ em có thể gây ra ngộ độc toàn thân hoặc dùng nhỏ mắt kéo dài có thể gây kích ứng tại chỗ, sung huyết, phù và viêm kết mạc.

Cấu tạo phân tử của atropin. Ảnh: Sức khỏe & đời sống

 Cấu tạo phân tử của atropin. Ảnh: Sức khỏe & đời sống

Ngoài ra, thuốc có thể gây giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt, sợ ánh sáng. Trên hệ tim mạch có hiện tượng chậm nhịp tim thoáng qua, sau đó là nhịp tim nhanh, trống ngực và loạn nhịp. Thuốc có tác động lên hệ thần kinh nên có thể gây lú lẫn, hoang tưởng và dễ bị kích thích... Trẻ em và người cao tuổi rất dễ gặp các tác dụng không mong muốn này.

Những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt (gây bí đái), liệt ruột hay hẹp môn vị, nhược cơ, glôcôm góc đóng hay góc hẹp (làm tăng nhãn áp và có thể thúc đẩy xuất hiện glôcôm)... không được dùng atropin. Tác dụng không mong muốn có thể xuất hiện khi dùng thuốc như: khô miệng, khó nuốt, khó phát âm, khát, sốt, giảm tiết dịch ở phế quản.

Minh Hà (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang