Nghe thương lái xúi giục, nông dân trộn chất tạo nạc vào cám cho heo

author 10:23 20/04/2016

(VietQ.vn) - Nhiều chủ nông trại đã ngheo theo thương lái, trộn chất tạo nạc vào cám làm heo nhiều nạc, nhằm bán đắt hàng hơn.

Sự kiện: Hóa chất trong thực phẩm

Theo thông tin của VnExpress, tại một nông trại ở Vĩnh Cửu (Đồng Nai), từng bao cám được công nhân vác ra lán trại heo 500 con của hộ nuôi vào giờ ăn chiều. Họ cũng mang theo một bịch nhỏ chứa chất màu trắng đặt cạnh máy trộn. Khi nhóm người vừa đổ chất này trộn chung với cám thì đoàn kiểm tra của Chi cục Thú y xuất hiện, ngăn cản. 

“Hàng chục con heo dương tính với chất cấm Salbutamol, nồng độ gấp hàng trăm lần cho phép. Chất màu trắng là Salbutamol nguyên chất dùng trộn vào cám giúp heo tăng nạc", cán bộ Chi cục Thú y Đồng Nai nói về vụ việc.Khi được giải thích về sự nguy hiểm của Salbutamol, nằm trong danh mục cấm, chủ trại cam kết không sử dụng, chấp nhận nộp phạt."

Đùi heo chỉ có lớp da, còn lại là nạc, được cho ăn chất tạo nạc - gây ung thư cho người tiêu dùngĐùi heo chỉ có lớp da, còn lại là nạc, được cho ăn chất tạo nạc - gây ung thư cho người tiêu dùng. Ảnh: VnExpress

Đây cũng là trường hợp hiếm hoi thừa nhận thương lái hướng dẫn họ sử dụng chất cấm. Thường khi bị phát hiện, người vi phạm không khai báo gì mà chỉ chấp nhận nộp phạt. Điều này khiến chúng tôi rất khó truy nguồn gốc để xử lý", một thanh tra ngành nông nghiệp cho biết.

Khẳng định thương lái đã có hành vi "ép" người chăn nuôi sử dụng chất cấm, ông Nguyễn Kim Đoán - Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai - nói đó là kết quả theo dõi suốt 5-6 năm qua. "Heo có nạc nhiều sẽ dễ tiêu thụ ở các chợ đầu mối nên thương lái xúi người chăn nuôi sử dụng Salbutamol để tạo nạc. Bởi nếu dùng thì mỗi kg heo tăng 2.000-3.000 đồng, còn không sử dụng họ sẽ ép giá hoặc không mua nên nông dân rất sợ", ông Đoán chia sẻ.

Trước đó, Báo Pháp luật TPHCM có bài đưa tin trích lời ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, cho biết nhìn chung, trong thời gian gần đây, do áp dụng biện pháp tiêu hủy heo chứa tồn dư chất cấm nên xu hướng sử dụng chất cấm trong nuôi heo có giảm.

“Tuy nhiên, vẫn xảy ra thực trạng hộ chăn nuôi đối phó cơ quan chức năng bằng cách cho heo ăn chất cấm và ngưng khoảng 10-15 ngày trước khi xuất chuồng. Với phương cách này, khi cơ quan chức năng lấy mẫu phân tích, hàm lượng tồn dư chất cấm trong nước tiểu heo bị kéo giảm dưới 5 ppb nên sẽ không bị xử lý” - ông Phát nói.

Theo Thông tư 01/2016 do Bộ NN&PTNT ban hành ngày 15-2, trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm trong chăn nuôi, những mẫu chỉ được coi là dương tính khi kết quả phân tích định lượng của chất salbutamol (chất tạo nạc) cao hơn hoặc bằng 5 ppb. Do vậy, khi xét nghiệm nước tiểu heo nếu hàm lượng dưới 5 ppb thì âm tính, không bị xử lý.

Heo chứa chất tạo nạc có nguồn gốc từ các tỉnh bị Chi cục Thú y TP.HCM lưu giữ để xử lý.Heo chứa chất tạo nạc có nguồn gốc từ các tỉnh bị Chi cục Thú y TP.HCM lưu giữ để xử lý. Ảnh: Pháp luật TPHCM

Trong khi đó, theo quy định cũ (Thông tư 57/2012), những mẫu được coi là dương tính khi kết quả phân tích định lượng của chất salbutamol cao hơn hoặc bằng 2 ppb.Qua tìm hiểu, PV được biết gần đây cơ quan thú y phát hiện nhiều lô heo có hàm lượng salbutamol trong khoảng 2,1 ppb đến 4,9 ppb. Trước đây theo Thông tư 57 thì những lô heo nói trên đã bị xử lý, còn theo quy định hiện hành thì những lô heo này đương nhiên “thoát”, được giết mổ và tiêu thụ ngoài thị trường.

Theo các chuyên gia, β-agonist là nhóm các hormone tự nhiên, chủ yếu có tác dụng làm giãn cơ, kích thích giải phóng insulin và quá trình phân giải glucose, được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi mạn tính. Trong những chất thuộc nhóm β-agonist thì salbutamol, clenbuterol và ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Trong các loại β-agonist sử dụng trái phép trong chăn nuôi thì phổ biến hơn cả là salbutamol.

PGS-TS Lê Thị Hồng Hảo, chuyên gia của Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia, cho biết khi cho ăn chất tạo nạc, các chất này dễ dàng được hấp thu qua đường tiêu hóa và tích lũy một thời gian rất lâu trong cơ thể động vật và tồn dư trong sản phẩm được con người sử dụng. Việc thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa dư lượng chất tạo nạc gây tác hại lớn cho người sử dụng, có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc ngộ độc mạn tính.

Ngộ độc cấp tính xảy ra khi người sử dụng sản phẩm chứa hàm lượng cao chất tạo nạc với các triệu chứng rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, phù nề, liệt cơ, tăng huyết áp, nguy cơ sảy thai… Ngộ độc mạn tính xảy ra khi người sử dụng tiêu thụ sản phẩm chứa chất tạo nạc trong thời gian dài. Có thể dẫn đến rối loạn hệ thống hormone của cơ thể, gây nhiễm độc gan, gây đột biến và có thể gây ung thư.“Chính vì vậy, vấn đề quan trọng không phải là xét nghiệm âm tính hay dương tính với chất salbutamol mà là làm sao tiến tới chấm dứt việc chăn nuôi heo bằng cách này” - bà Hồng Hảo nói.

>> Kinh hoàng trước công nghệ 'tắm trắng' dừa tươi

Thu Thảo (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang