Dán nhãn hiệu để chặn nông sản Trung Quốc đội lốt Đà Lạt

author 19:30 14/09/2016

(VietQ.vn) - Để ngăn chặn tình trạng nông sản Trung Quốc 'đội lốt', nông sản Đà Lạt sẽ được dán nhãn hiệu và đóng gói trước khi xuất ra thị trường.

Rau củ Trung Quốc tràn ngập thị trường

Theo ghi nhận mới đây của Công ty Dream Incubator (do JICA Nhật Bản thuê khảo sát nông nghiệp Đà Lạt trong 2 năm, làm cơ sở cho sự hợp tác phát triển nông nghiệp giữa Nhật và Đà Lạt) cho thấy, nông sản Trung Quốc đang ồ ạt vào Việt Nam với giá rẻ, mẫu mã đẹp không thua kém khiến nông sản nội địa vào thế phải cạnh tranh gay gắt.

Rau, củ, quả Trung Quốc tràn ngập thị trường cả nước. 

Trung bình mỗi năm, Đà Lạt xuất ra thị trường khoảng 2 triệu tấn rau, củ, quả, với giá bán cao gấp 3- 4 lần so với hàng Trung Quốc. 

Tuy nhiên, trên thực tế, nông sản Trung Quốc đang chiếm lĩnh hơn 70% thị phần đối với một số nông sản ôn đới vốn là thế mạnh của Đà Lạt trước đây. Thậm chí ngay cả loại quả đặc sản của Đà Lạt như hồng, dâu tây vẫn bị đụng hàng Trung Quốc.

Tại một số chợ truyền thống ở TP HCM có tới 80% khoai tây, 70% hành củ, cà rốt và bông cải xanh đều là hàng Trung Quốc. Tại các chợ đầu mối Hà Nội như Minh Khai, Dịch Vọng, chợ Ngã Tư Sở… hầu hết các tiểu thương đều cam kết bán rau củ Đà Lạt. Tuy nhiên, giá cả lại “trên trời dưới biển”.

Đơn cử như hồng giòn Đà Lạt khoảng 30.000 đồng/kg, hồng trứng 18.000 - 25.000 đồng, hồng dẻo sấy khô dao động 250.000-300.000 đồng/kg. Trong khi hồng Trung Quốc “đội lốt” hút khách vì giá rẻ hơn nhiều.

Với hình thức bên ngoài không khác biệt lắm so với nông sản Đà Lạt, bằng mắt thường, rất khó phân biệt. Nhiều người tiêu dùng thừa nhận, không thể phân biệt được xuất xứ, nguồn gốc của các loại nông sản hiện nay.

Khách nhậu khó biết mình đang ăn chân gà thối(VietQ.vn) - Chân gà không rõ nguồn gốc sau khi được 'tắm' hương liệu trở thành những món ăn đặc sản vỉa hè hút khách.

Đóng gói, dán nhãn hiệu để chặn hàng giả mạo

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, mấu chốt của sự nhập nhằng về nguồn gốc là do nông sản Đà Lạt khi ra thị trường chưa gắn nhãn mác xuất xứ. Có hơn 80% sản lượng rau Đà Lạt hiện đang được tiêu thụ ở các chợ truyền thống.

Nông dân và chủ vựa cung ứng các mặt hàng nông sản Đà Lạt vẫn quen việc gom nông sản lại rồi đưa ra thị trường chứ không nghĩ đến chuyện phải gắn nhãn mác.

 Hồng Đà Lạt đang có nguy cơ mất dần thị trường vị hồng Trung Quốc.

 Khi bán chung với nông sản của các tỉnh khác và nông sản nhập từ Trung Quốc, người tiêu dùng rất khó phân biệt dẫn đến việc mua nhầm khiến rau Đà lạt đang mất dần thị trường.

“Nếu vẫn giữ cung cách nói trên thì không thể ngăn chặn tình trạng mạo danh nông sản”, ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng trả lời Tiền Phong.

Để bảo vệ thương hiệu rau Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra lộ trình đến hết năm 2017, toàn bộ nông sản Đà Lạt và vùng lân cận trước khi xuất đi tiêu thụ buộc phải gắn nhãn mác xuất xứ.

Nhập gần 2.000 tấn hồng Trung Quốc

Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII (Lào Cai), trong lúc hồng Đà Lạt rớt giá kỷ lục chỉ còn 2.000 – 3.000 đồng/kg, nhiều gia đình để trái hồng chín rụng thì hồng Trung Quốc lại ồ ạt nhập vào thị trường trong nước với số lượng lớn lên tới gần 2.000 tấn vào dịp cuối năm ngoái.

Nhiều chủ vườn hồng Đà Lạt, thừa nhận rất khó nhận biết được hồng Trung Quốc. Ngay cả thủ phủ hồng Đà Lạt, nhiều điểm kinh doanh vẫn bày bán hàng Trung Quốc mà không biết. Hồng Trung Quốc ồ ạt nhập về Việt Nam khiến hồng Đà Lạt được mùa nhưng vẫn rớt giá thảm hại.

Nhật Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang