Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 âm lịch: Cội nguồn và ý nghĩa

authorLăng Dương 16:00 31/03/2017

(VietQ.vn) - Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 âm lịch hằng năm được nhiều người dân Việt mong đợi vì đây là ngày để nhân dân ta thể hiện lòng biết ơn, thành kính với nguồn cội.

Sự kiện: Văn hóa Việt Nam

Dân gian có câu:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Hằng năm, cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nhân dân ta lại nô nức tham gia lễ hội giỗ Tổ được tổ chức tại đền Hùng – chân núi Nghĩa Lĩnh, Phú Thọ. Người dân từ khắp các vùng miền trong cả nước đến đây dâng hương, làm lễ và cùng tham dự những hoạt động thú vị của ngày giỗ Tổ.

Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 âm lịch hằng năm được nhiều người dân Việt mong đợi vì đây là ngày để nhân dân ta thể hiện lòng biết ơn, thành kính với nguồn cội.

 Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ngày 10/3 âm lịch hằng năm tại Đền Hùng

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 âm lịch là thời điểm con dân Việt Nam gợi nhớ về nguồn cội của chính mình với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra 100 người con, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên rừng. Người dân nước Nam mang dòng máu lạc hồng đầy tự hào như thế và những vị vua Hùng là những người đầu tiên gây dựng lên đất nước Việt Nam.

Không chỉ tồn tại trong những câu chuyện dân gian, truyền thống về ngày Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mùng 10/3 âm lịch còn được ghi nhận trong nhiều sách sử nhiều triều đại.
Đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm làm ngày Quốc tế (quốc lễ, quốc giỗ). Ngày mùng Mười tháng Ba hằng năm là ngày "quốc tế", tức trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ. Kể từ đây, Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.

Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 âm lịch hằng năm được nhiều người dân Việt mong đợi vì đây là ngày để nhân dân ta thể hiện lòng biết ơn, thành kính với nguồn cội.

 Ngày Giỗ Tổ, nhân dân ta thường gợi nhắc lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ

Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “chim có tổ người có tông”, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.

Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - Quốc Lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 âm lịch hằng năm được nhiều người dân Việt mong đợi vì đây là ngày để nhân dân ta thể hiện lòng biết ơn, thành kính với nguồn cội.

 Hàng nghìn người dân nô nức về đền Hùng làm lễ dâng hương ngày Giỗ tổ

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành một ngày lễ có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Ngoài việc đến đền Hùng làm lễ dâng hương, nhiều vùng miền trong cả nước còn tổ chức ăn uống để gia đình sum họp. Ở vùng đất Thanh Lãng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc hiện nay, thay vì ăn Tết Hàn thực ngày 3/3 âm lịch, người dân sẽ làm bánh trôi bánh chay để dâng lên tổ tiên vào đúng ngày Giỗ tổ để thể hiện lòng biết ơn của mình với ông cha ta, những người đã có công dựng nước và giữ nước.

Quả thật, dù đi ngược về xuôi làm ăn bôn ba khắp nơi, người dân Việt Nam cũng không bao giờ quên ngày Giỗ Tổ. Ý thức này thể hiện tâm thức “uống nước nhớ nguồn” đã ăn sâu vào nếp sống của nhiều thế hệ Việt Nam.

Kinh nghiệm bỏ túi để có chuyến du lịch như ý tại Sài Gòn dịp 30/4-1/5(VietQ.vn) - Được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, du lịch 30/4 tại Sài Gòn từ lâu đã là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam và là điểm đến hấp dẫn của cả nước.

Lăng Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang