Ngã ngửa với hạt hồng xiêm mắc trong phế quản gây ho suốt 3 năm

author 19:06 07/10/2017

(VietQ.vn) - Bệnh viện 74 TW cho biết, bệnh viện vừa gắp thành công hạt hồng xiêm mắc trong phế quản một bệnh nhân suốt 3 năm liền mà không phát hiện ra.

Bệnh nhân trên là NTC, 57 tuổi ở Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội. Do ho nhiều cùng đau tức ngực nên bà đi khám tại Bệnh viện 74 TW. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi tái phát nghi do dị vật và được nhập viện điều trị tại khoa Ngoại.

Sau khi nhập viện, bác sĩ điều trị Nguyễn Xuân Thông chỉ định cho bệnh nhân chụp CT phổi và nội soi phế quản, do nghi ngờ bệnh nhân viêm phổi do dị vật.

Sau khi tiến hành mổ các bác sĩ đã gắp ra một hạt hồng xiêm ở vị trí phế quản trung gian bên phải.  Sau một ngày, bệnh nhân hoàn toàn ổn định.

 Hạt hồng được gắp ra từ phế quản bệnh nhân. Ảnh: Zing News

 Hạt hồng được gắp ra từ phế quản bệnh nhân. Ảnh: Zing News

Trước đó, qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết, cách đây 3 năm có ăn hồng xiêm, sau đó bị sặc và ho nhưng không hề biết có hạt hồng xiêm mắc trong phổi. Từ đó, bệnh nhân liên tục bị ho, có đờm, đôi khi có máu và bị viêm phổi nhiều lần. Ông đi khám và chữa bệnh nhiều nơi, nhưng chỉ được một thời gian rồi lại tái phát viêm phổi.

Các bác sĩ cho biết, đây là trường hợp hóc dị vật không mới, thậm chí đã có trường hợp dị vật là vỏ thuốc, mảnh xương hay tăm tre…. gây tổn thương đường tiêu hóa. Tuy nhiên, dị vật cũng có thể lọt vào đường thở nếu bệnh nhân gặp phải cơn ho, hoặc cười đùa khi ăn uống….

Một trường hợp tương tự xảy ra mới đây tại Anh, người đàn ông 47 tuổi đã đi khám hô hấp do bị ho suốt một năm không khỏi. Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm nên bác sĩ nghi ngờ mắc ung thư phổi.

Tuy nhiên, phim chụp X-quang cho thấy bệnh nhân có vật lạ nằm trong phổi. Sau phẫu thuật nội soi, các bác sĩ lấy ra một cọc tiêu hình nón. Người đàn ông nhớ đã nuốt mẩu đồ chơi này cách đây 40 năm.

Thời tiết thất thường, sốt xuất huyết chưa dừng mà nguy cơ quay lại đỉnh dịch lần 2(VietQ.vn) - Theo báo cáo mới đây của Sở Y tế TP Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết gần đây đã giảm tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn hàng trăm ổ dịch cộng với thời tiết nắng mưa thất thường rất có thể xuất hiện đỉnh dịch sốt xuất huyết thứ 2.

Các bác sĩ kinh ngạc vì bệnh nhân không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào trong nhiều năm. Chỉ khi xuất hiện những cơn ho kéo dài, người đàn ông 47 tuổi mới đi khám. Đây cũng là lần đầu tiên bác sĩ gặp một trường hợp bị bỏ quên dị vật trong thời gian dài.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân nuốt mẩu đồ chơi khi còn nhỏ nên đường thở đã thay đổi nhằm thích nghi với vật lạ. Trong một số tình huống, bệnh nhân nuốt phải dị vật nhưng không được gắp bỏ kịp thời sẽ gây viêm phế quản, áp xe phổi, viêm phổi,... thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Với trường hợp này, nếu không phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng như viêm phổi liên tục, nặng có thể gây xẹp phổi hoặc áp xe phổi. Bệnh nhân thường đi khám, được chẩn đoán và điều trị viêm phổi nhưng ít khi nghĩ đến viêm phổi do dị vật.

Do đó, qua 2 trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân khi ăn bị sặc, ho, có triệu chứng đau tức ngực, ho dữ dội, cần đi khám ngay, không nên làm các biện pháp cố lấy dị vật ra, nhất là khi dị vật đã đi vào đường hô hấp. Nếu để lâu, điều này có thể dẫn tới viêm phổi tái phát nhiều lần. Lưu ý khi ăn uống, người dân cần tránh cười đùa, nhất là trẻ em. Phụ huynh không nên cho trẻ đùa nghịch khi ăn, hay chơi các đồ chơi nhỏ, vì trẻ nhỏ hay ngậm, mút đồ chơi, khiến chúng dễ rơi vào đường thở.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang