Sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất xúc xích phạt thế nào?

author 16:42 03/10/2017

(VietQ.vn) - Việc sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất xúc xích gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Theo quy định, hành vi này sẽ bị xử phạt rất nặng.

Độc giả Trần Minh Trung (Hoàng Mai, Hà Nội): Vừa qua, tôi có phát hiện một cơ sở sản xuất xúc xích có sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất. Vậy đối với hành vi này sẽ bị xử lý thế nào?

Các thành phần để chế biến, sản xuất xúc xích cần phải rõ nguồn gốc xuất xứ nếu không sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về những hành vi bị cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Cụ thể:

1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.

2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.

3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

5. Sản xuất, kinh doanh:

a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

c) Thực phẩm bị biến chất;

d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;

đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;

e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;

g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;

h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;

Nghệ An: Xử phạt liên tiếp nhiều trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm(VietQ.vn) - Từ ngày 1-2/10, lực lượng chức năng Nghệ An đã kiểm tra, xử lý nhiều trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn.

i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.

7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.

8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.

Mức xử phạt được quy định tại Điều 7 của Nghị định 178/2013/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không có trong danh mục được phép sử dụng, hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Ngoài ra, cơ sở sản xuất chế biến sẽ bị đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 04 tháng đến 06 tháng và buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Vào tháng 5 vừa qua, lực lượng chức năng tỉnh Bình Thuận phát hiện bắt qủa tang cơ sở sản xuất, kinh doanh măng chua do bà Lê Thị Lắm làm chủ, tại phường Lạc đạo, thành phố Phan Thiết sử dụng hóa chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, thành phần để ngâm măng chua.

Đây là cơ sở sản xuất, kinh doanh măng chua với số lượng bình quân 100 kg/ ngày. Theo bà Lắm măng được mua của chị Gái và chị Lộc tại Tánh Linh với giá 20.000đ/1kg, tại cơ sở măng chua được rửa qua 2 lần nước sạch và đưa vào ngâm với nước muối có pha thêm ½ muỗng cà phê chất tẩy trắng.


Minh Châu

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang