Thúc đẩy xã hội hóa xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

author 11:30 21/07/2018

(VietQ.vn) - Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PT NT ngành nông nghiệp vẫn chưa có quy hoạch tổng thể trong xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Theo bà Thủy, tính đến thời điểm này, Bộ NN&PTNT đã ban hành được 804 tiêu chuẩn và 209 quy chuẩn.

Phân bón vẫn chưa có quy chuẩn để quản lý 

Trong đó, lĩnh vực cây trồng nông nghiệp có 32 tiêu chuẩn và 53 quy chuẩn; lĩnh vực phân bón có 47 tiêu chuẩn; lĩnh vực bảo vệ thực vật có 56 tiêu chuẩn và 72 quy chuẩn; lĩnh vực chăn nuôi có 88 tiêu chuẩn và 24 quy chuẩn; lĩnh vực thú y có 126 tiêu chuẩn và 18 quy chuẩn; lĩnh vực thủy sản có 67 tiêu chuẩn và 27 quy chuẩn; lĩnh vực lâm nghiệp có 60 tiêu chuẩn và nông sản thực phẩm có 89 tiêu chuẩn và 10 quy chuẩn; cơ điện nông nghiệp có 69 tiêu chuẩn và 1quy chuẩn; lĩnh vực thủy lợi có 151 tiêu chuẩn và 4 quy chuẩn.

Hiện còn hai lĩnh vực là phân bón, lâm nghiệp chưa có quy chuẩn để quản lý.

Theo bà Nguyễn Giang Thu - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, việc triển khai chậm bởi nhận thức về vai trò của tiêu chuẩn, quy chuẩn của các cơ quan quản lý nhà nước chưa cao. Điều này dẫn đến việc xây dựng kế hoạch không tập trung, bố trí nguồn nhân lực chưa đúng, chưa đủ. Chất lượng nguồn lực chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, số tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong thực thế sản xuất, quản lý chưa nhiều.

Bên cạnh đó, nguồn lực xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn đều phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nước, sự tham gia của các tổ chức khoa học công nghệ, xã hội nghề nghiệp như: viện, trường, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, tư nhân vẫn còn rất hạn chế.

Do đó, bà Thu nhấn mạnh cần có quy trình xã hội hóa để thu hút thêm nguồn lực tài chính và nhân lực cho việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Mà một trong những giải pháp trọng tâm là giao việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho các viện trường đại học, hiệp hội, hội, doanh nghiệp thay cho việc giao cho các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT như hiện nay.

Theo các chuyên gia, hiện Việt Nam đã tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại nhưng tính thừa nhận và liên thông giữa các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc thế vẫn hạn chế. Bộ NN&PTNT đã có thông tư để vận dụng ngay các tiêu chuẩn, quy chuẩn của các nước tiên tiến, tổ chức quốc tế sẵn có dựa trên những đánh giá rủi ro và nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chúng ta có xu hướng không thích chuyển ngang, thừa nhận hay vận dụng mà thích chuyển dịch sang một tiêu chuẩn mới của Việt Nam. Đây cũng là rào cản để phát triển tiêu chuẩn, quy chuẩn đáp ứng yêu cầu.

Trong bối cảnh phát triển và hội nhập, để đáp ứng các nhu cầu xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia đang thay đổi nhanh chóng và việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cần dựa trên nhu cầu thị trường với sự tham gia tự nguyện và rộng rãi của các bên có lợi ích liên quan như các cơ quan quản lý, các tổ chức sản xuất - kinh doanh; các hội, hiệp hội chuyên ngành… thì yêu cầu xã hội hóa hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam là yêu cầu cần được nghiên cứu và triển khai một cách bài bản và thích hợp.

Hiện Việt Nam chúng ta vẫn đang sử dụng ngân sách để xây dựng tiêu chuẩn, do đó nếu chỉ sử dụng ngân sách thì hiệu quả không cao. Cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động xây dựng tiêu chuẩn.

Ông Trần Văn Vinh - Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Bộ KH&CN dẫn đầu về số lượng xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam(VietQ.vn) - Khoảng 2.000 TCVN được các bộ, ngành xây dựng trong 2 năm 2016 - 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vẫn là đơn vị dẫn đầu về số lượng tiêu chuẩn được xây dựng.

 Bảo Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang