Cá ngừ Việt Nam đóng hộp đối mặt với thách thức mất thị phần tại EU
Giảm nguồn cung nguyên liệu cá ngừ trong nước ảnh hưởng xấu tới thị trường xuất khẩu
Cần 'gỡ vướng' cho doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chủ lực
Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD. Tại khối thị trường này, cá ngừ đóng hộp đang là sản phẩm chủ lực, chiếm gần 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU.
Trong 5 tháng đầu năm, cá ngừ đóng hộp là nhóm sản phẩm duy trì được đà tăng tốt trong 5 tháng đầu năm. Tuy nhiên kể từ tháng 6 trở lại đây, xuất khẩu nhóm sản phẩm này đang sụt giảm liên tục và ngày càng giảm sâu. Xuất khẩu sang các thị trường nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam trong khối EU như Đức, Hà Lan, Ba Lan hay Italy đều đang giảm trong giai đoạn này.
Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân của sự sụt giảm này ngoài việc hạn ngạch ưu đãi thuế quan đang hết dần thì các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nguồn cung cá ngừ vằn có xuất xứ thuần túy (nguyên liệu chủ lực của ngành chế biến và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp).
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang Eu (T1/2023 - 15/8/2024)
Theo Vasep, quy định mới đang khiến cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ không mua được nguyên liệu cá ngừ.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang EU đã giảm tới gần 60% trong nửa đầu tháng 8 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn cung cá ngừ vằn có xuất xứ thuần túy – nguyên liệu chủ lực của ngành chế biến và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp – từ sau Nghị định 37 quy định về kích cỡ chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác đối với cá ngừ vằn là 0,5m.
Một số doanh nghiệp cá ngừ đã dừng hoàn toàn việc thu mua nguyên liệu cá ngừ vằn khai thác trong nước của ngư dân do không đảm bảo kích cỡ 100% đạt 0,5m trở lên. Bên cạnh đó, hầu hết cảng cá hiện nay đã ngừng xác nhận nguyên liệu (giấy S/C) cho các lô hàng cá ngừ vằn do kích thước cá khai thác nhỏ hơn quy định của Nghị định 37.
Cuối tháng 7 vừa qua Vasep đã có công văn gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, về quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác là 0,5m đối với cá ngừ vằn không phù hợp. Kích thước quy định với cá ngừ vằn thường chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 5 – 8% trong mỗi lô cá khai thác, Vasep giải thích. Kích cỡ thông dụng của loài di cư này là 15 – 40cm/con, chiếm tỷ trọng chính trong các lô khai thác trong và ngoài nước, cũng là kích cỡ thương mại xuất nhập khẩu bình thường hiện nay trên thế giới.
Vì thế, cộng đồng nhóm doanh nghiệp chế biến cá ngừ xuất khẩu không thể thu mua và tích trữ cá ngừ vằn chuẩn bị cho sản xuất cuối năm, cung ứng cho thị trường châu Âu vào đầu năm sau.
Theo nhận định của VASEP, do hiện nay nguồn nguyên liệu thuần túy dự trữ đã cạn, các doanh nghiệp phải chuyển sang sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Và với nguồn nguyên liệu này thì các đơn hàng cá ngừ đóng hộp của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ phải chịu thuế cao và khó lòng cạnh tranh được với các nước như Ecuador hay Philippines. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất thị trường.
Khánh Mai (t/h)