FPT Telecom làm ăn thế nào dưới thời ông Hoàng Nam Tiến?

author 15:36 26/04/2023

(VietQ.vn) - Nhiều biến động về nhân sự tại FPT Telecom, FPT Education đã diễn ra chỉ sau một thời gian ngắn.

Ông Hoàng Nam Tiến sẽ thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT FPT Telecom để đảm nhiệm vị trí mới tại FPT Education. Ông Hoàng Việt Anh được bầu là tân Chủ tịch FPT Telecom, ông Nguyễn Hoàng Linh trở thành Tổng giám đốc mới.

Ông Hoàng Nam Tiến được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này từ tháng 3/2020. Từ đó đến nay, ông đã dẫn dắt FPT Telecom vượt qua các thách thức của đại dịch Covid-19. Giai đoạn 2020 - 2022, doanh thu của nhà mạng này tăng từ 11.466 tỷ lên hơn 14.700 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng từ hơn 1.600 tỷ lên trên 2.250 tỷ đồng.

 Ông Hoàng Nam Tiến - Cựu Chủ tịch FPT Telecom.

Rời FPT Telecom, ông Tiến nhận nhiệm vụ mới là Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT. Ông được kỳ vọng giúp tổ chức giáo dục FPT có nhiều bước phát triển mới trong tương lai khi là lãnh đạo có nhiều ý tưởng táo bạo, cũng như có các đóng góp cho công tác hướng nghiệp, hỗ trợ cho thế hệ trẻ.

Ông Hoàng Nam Tiến sinh năm 1969, nguyên quán tại Nghệ An, là con trai út của Thiếu tướng - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Đan (1928-2003). 

Năm 1993, ông Hoàng Nam Tiến tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Bách Khoa và gia nhập Tập đoàn FPT. Ở 26 tuổi dù còn rất trẻ, ông đã nắm giữ vị trí Giám đốc Kinh doanh của FPT.

Năm 2001, ông Hoàng Nam Tiến quyết định sang Mỹ du học 3 tháng và xin nghỉ làm tại FPT. Trong thời gian đi học, ông Tiến dự định khi trở về sẽ làm điều gì đó đặc biệt. Trở về từ Mỹ, ông Tiến đã giúp bộ phận kinh doanh của FPT có sự thay đổi, đóng góp lớn vào doanh thu của tập đoàn.

Nhân sự của FPT Telecom có nhiều biến động. 

Trong suốt 27 năm gắn bó với Tập đoàn, ông Hoàng Nam Tiến đã đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng như Chủ tịch Công ty TNHH Phần mềm FPT (2012 - 2020), Tổng giám đốc Công ty TNHH Phát triển khu công nghệ cao Hoà Lạc FPT (2007 -2012) , Tổng giám đốc Công ty TNHH Phân phối FPT (2003 - 2008).

Dưới tay ông Hoàng Nam Tiến, FPT Telecom duy trì 5 năm liên tục doanh thu tăng trưởng và đạt mức kỷ lục năm 2022 với mức 2.258 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý 4/2022 của CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom - Mã: FOX) cho thấy lợi nhuận sau thuế đạt 3.922 tỷ đồng, tăng 14 % so với cùng kỳ năm ngoái. FPT Telecom cho biết công ty tiếp tục nâng cao chất lượng đường truyền cũng như chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng, từ đó gia tăng doanh thu.

Trong kỳ, tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện từ 46,8% trong cùng kỳ lên 48,9%. Lãi sau thuế đạt 519 tỷ đồng, tăng 6% sau khi FPT Telecom đã trừ hết chi phí. Lũy kế năm 2022, FPT Telecom đạt doanh thu thuần 14,729 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2,258 tỷ đồng, tăng lần lượt 16% và 18% so với năm 2021, cao nhất kể từ khi thành lập.

Với kế hoạch doanh thu 14,56 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2,812 tỷ đồng, FPT Telecom đã vượt 1% kế hoạch doanh thu và đạt mục tiêu lợi nhuận cả năm. Cuối năm 2022, tổng tài sản của FPT Telecom chỉ còn 18.425 tỷ đồng, giảm 2.426 tỷ đồng so với đầu năm, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.

Mức giảm chủ yếu do tiền, các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng giảm từ 4.338 tỷ đồng xuống 7.274 tỷ đồng. Khoản tiền gửi ngân hàng mang về cho FPT Telecom 704 tỷ đồng tiền lãi trong năm 2022.

Trước đó, năm 2021 FPT Telecom đã thực hiện vay ngắn hạn với lãi suất 335 tỷ đồng, nâng tổng vay lên 5.180 tỷ đồng. Việc lấy tiền gửi ngân hàng với lãi suất cao và vay với lãi suất thấp đã giúp công ty lãi ròng 369 tỷ đồng. FPT Telecom cũng ghi nhận 488 tỷ đồng nợ khó đòi với giá trị có thể thu hồi chỉ 39 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối tháng 12, FPT Telecom ghi nhận khoản doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn là 1,55 nghìn tỷ đồng, đây là khoản doanh thu từ dịch vụ viễn thông nhận trước, chiếm 15% tổng nợ phải trả. Cuối năm 2022,vốn chủ sở hữu là 7.921 tỷ đồng, trong đó gồm 3.283 tỷ đồng vốn góp, 1.421 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 2.825 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Thay thế ông Tiến tại vị trí Chủ tịch FPT Telecom là Tổng giám đốc Hoàng Việt Anh. Theo FPT, sự thay đổi này nằm trong chương trình quy hoạch, bổ nhiệm và luân chuyển lãnh đạo cấp cao tại tập đoàn. 

Tân Chủ tịch FPT Telecom gia nhập FPT từ năm 1993 từ khi còn là sinh viên với vị trí lập trình viên. Đến nay, ông Việt Anh đã đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý tại tập đoàn. Ông giữ chức Tổng giám đốc FPT Telecom từ tháng 3/2018. Hiện tại, ông Việt Anh cũng giữ chức Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT và Chủ tịch Công ty tư vấn chuyển đổi số FPT Digital.

 Cẩm Viên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang