Hậu quả khôn lường khi tiêm tan mỡ ở Spa kém chất lượng
Bản tin Chất lượng Hội nhập: Đổi mới sáng tạo và quản trị hiệu quả giúp doanh nghiệp nhỏ tăng năng suất
Doanh nghiệp phát triển nhờ áp dụng công cụ cải tiến năng suất
Nâng tầm giá trị bao bì sản phẩm bằng tiêu chuẩn GMI
Theo đó, chỉ với mức giá từ 999.000 – 3.000.000 đồng/cc, chị em phụ nữ có nhu cầu tiêm tan mỡ ở các vùng khác nhau như cằm, bụng, bắp tay, đùi… sẽ được giải phóng mỡ nhanh chóng. Những quảng cáo như vậy có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang mạng và hội nhóm về thẩm mỹ.
Gần đây, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị biến chứng khi thực hiện tiêm tan mỡ ở các cơ sở thẩm mỹ bên ngoài. Đơn cử, trường hợp nữ bệnh nhân 49 tuổi bị áp xe sau khi tiêm tan mỡ ở một cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn thành phố. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng xuất hiện các nốt mưng đỏ, chảy mủ.
Trước đó, sau khi tiêm tan mỡ được một tuần, bệnh nhân nổi nhiều nốt đỏ, sưng cứng. Theo hướng dẫn của nhân viên thẩm mỹ viện, bệnh nhân ra nhà thuốc mua kháng sinh uống nhưng tình trạng không cải thiện, các ổ mủ xuất hiện dày đặc hơn và sưng, mưng mủ gây đau.
Sau hơn 1 tuần điều trị tại bệnh viện, các vết mưng mủ giảm và khô lại. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc điều trị tiêm tan mỡ khó khăn, một số bệnh nhân sau điều trị ổn định vẫn có thể tái phát, hậu quả để lại di chứng sẹo xấu.
Một trường hợp khác, theo TS. BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận một trường hợp biến chứng sau tiêm thuốc tan mỡ. Bệnh nhân tên là P.T.M., sinh năm 1987, ngụ tại tỉnh Tây Ninh đến khám trong tình trạng có 7 cục u đỏ, mỗi cục u đường kính khoảng 1cm, cứng, sưng viêm, nằm rải rác tại hai bên góc hàm và giữa má.
Trên người chị H. có 30 lỗ tiêm đang chảy mủ, hoại tử. (Ảnh: BSCC)
Theo lời kể của bệnh nhân, trước Tết chị này tới nhà bạn, rủ nhau cùng gọi người tới tiêm thuốc tan mỡ ở vùng góc hàm và giữa má để khuôn mặt trở nên thon gọn, thanh thoát hơn. Sau Tết, chị lại gọi người tới tiêm thuốc tan mỡ lần thứ hai, được vài ngày tại các vị trí tiêm thuốc nổi lên nhiều cục u cứng nằm sâu dưới da, sưng tấy gây đau nhức.
Theo BSCKI Trần Hạnh Vy - Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, phụ nữ luôn mong muốn có thân hình gọn gàng nên thường tìm cách để loại bỏ mỡ thừa nhanh chóng nhất, bởi việc luyện tập đòi hỏi thời gian lâu dài. Do đó, các phương pháp tiêm tan mỡ được nhiều người quan tâm.
Tiêm tan mỡ là việc đưa những hoạt chất vào đúng mỡ ở vùng dưới da, còn gọi là phương pháp Mesotherapy. Chúng ta đưa các hoạt chất kết hợp với nhau nhằm mục đích ly giải hoặc tiêu hủy khối mỡ đó. Khi khối mỡ bị tiêu hủy, những bạch cầu và đại thực bào của cơ thể sẽ vận chuyển hoạt chất đến và tiêu hủy mỡ, đào thải qua gan. Liệu trình tiêm tan mỡ dài hay ngắn tùy thuộc vào vùng mỡ nhiều hay ít, rộng như thế nào. Liệu trình dao động từ 3-10 lần và những hoạt chất tiêm vào có tác dụng trong suốt một năm như giải mỡ.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, không phải lúc nào tiêm tan mỡ cũng mang lại kết quả ưng ý mà cần xét đến việc thuốc tiêm tan mỡ có đúng thành phần hoạt chất không, có đạt hiệu quả không, nguồn gốc xuất xứ thế nào, và tay nghề của bác sĩ thực hiện phải tiêm đúng vào mỡ dưới da. Nếu tiêm nông quá hoặc sâu quá, không những không hủy được mỡ mà có thể gây hoại tử các vùng mô xung quanh.
"Hiện nay, tiêm tan mỡ là phương pháp chưa được Bộ Y tế cấp phép, nhưng quảng cáo tiêm tan mỡ vẫn tràn lan và người ta sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc với những lời quảng cáo về hiệu quả giảm bao nhiêu cân cho một lần tiêm. Thực tế, thuốc đó không rõ nguồn gốc và tác dụng ra sao", bác sĩ Hạnh Vy cho biết.
Thanh Hiền (t/h)