Just In Time – mô hình sản xuất tinh gọn trong chuỗi cung ứng

author 07:11 22/06/2022

(VietQ.vn) - Nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh JIT bởi nó giúp cho họ có khả năng thích ứng và phản xạ tốt hơn với nhu cầu khách hàng, cắt giảm chi phí và rủi ro, kết hợp với việc lưu giữ số lượng lớn hàng tồn.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Mô hình kinh doanh Just-in-time (JIT) là mô hình mà trong đó quy trình sản xuất và dự trữ hàng hóa được sắp xếp hợp lý để đem lại hiệu quả cao hơn, từ đó làm giảm đáng kể hàng hóa lưu trữ và chi phí hàng tồn kho liên quan. Thay vì phải giữ một lượng lớn hàng hóa tồn đọng, hoặc sản xuất số lượng lớn sản phẩm để dự phòng trước cho nhu cầu hàng hóa, hàng lưu kho liên tục được bổ sung theo nhu cầu hiện có, quá trình sản xuất được vận hành theo một lịch trình chặt chẽ. Mô hình kinh doanh JIT phụ thuộc vào việc tiếp cận liên tục với các nguồn lực cần thiết, đó là lý do tại sao chúng có thể trở thành vấn đề nan giải khi tình trạng khủng hoảng và thiếu hụt đang diễn ra.

 Mô hình kinh doanh Just-in-time là mô hình mà trong đó quy trình sản xuất và dự trữ hàng hóa được sắp xếp hợp lý để đem lại hiệu quả cao hơn.

Những lợi ích của mô hình JIT

Nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa giá trị cao như xe cộ và thiết bị điện tử tiêu dùng) đã áp dụng mô hình kinh doanh JIT bởi nó giúp cho họ có khả năng thích ứng và phản xạ tốt hơn với nhu cầu khách hàng, cắt giảm chi phí và rủi ro, kết hợp với việc lưu giữ số lượng lớn hàng tồn. Nhưng vấn đề là, khi chuỗi cung ứng và chu trình vận hành của họ có quá ít giai đoạn nghỉ ngơi, họ trở nên dễ bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn kéo dài.

Để giảm thiểu rủi ro gây ra bởi khủng hoảng, một số khuyến nghị đối với chính phủ và các doanh nghiệp đã được đưa ra bao gồm: Thực hành thử nghiệm tính ổn định đối với rủi ro; Chia sẻ bài học và năng lực tốt nhất (nếu phù hợp), đặc biệt là trong các ngành công nghiệp và chính phủ; Đầu tư vào nguồn lực phục vụ cho việc đào tạo và tài trợ cho khả năng thích ứng của doanh nghiệp.

Đối với nhiều doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình JIT, điều quan trọng nhất có lẽ là việc tiến hành hoạt động phân tích chi phí-lợi ích chú tâm vào nguy cơ làm gián đoạn chuỗi cung ứng gây ra bởi nhiều sự kiện, từ những nguyên nhân chủ quan hay khách quan như do khủng hoảng toàn cầu hoặc một nhà cung cấp vật liệu đầu vào chính bị đóng cửa.

Ảnh minh họa. 

Áp dụng thành công mô hình JIT

Toyota là công ty đầu tiên thực hiện JIT một cách hiệu quả vào năm 1970 và vẫn là một trong những công ty thành công nhất trong việc áp dụng hệ thống JIT. Ở phương pháp này, còn được gọi là chiến lược sản xuất Toyota, nguyên liệu thô không được dự trữ và đưa đến nhà máy sản xuất trừ khi nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng và sản phẩm đã sẵn sàng chế tạo. Thậm chí trong suốt quá trình sản xuất, các bộ phận thành phần chỉ sử dụng khi được yêu cầu và chỉ đáp ứng ở từng nút/trạm sản xuất nhất định

Điều này giữ cho số lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu, do đó, giảm chi phí. Điều này cũng cho phép Toyota thích ứng nhanh chóng với nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu đáng kể rủi ro có quá nhiều hàng tồn kho.

Các yếu tố quan trọng trong thành công của Toyota: Một lượng nhỏ nguyên liệu thô được lưu giữ tại mỗi trạm sản xuất, đảm bảo rằng luôn có đủ kho dự trữ để bắt đầu sản xuất bất kỳ sản phẩm nào; Dự báo chính xác để dự trữ nguyên liệu ở mức chính xác.

Một dẫn chứng khác - gã khổng lồ công nghệ Apple cũng tận dụng các nguyên tắc JIT để tối ưu hóa hoạt động sản xuất của mình. Cách tiếp cận của Apple đối với JIT khác ở chỗ họ tận dụng nhà cung cấp của mình để đạt được các mục tiêu JIT.

Apple chỉ có một nhà kho trung tâm tại Mỹ và khoảng 150 nhà cung cấp chính trên toàn thế giới; nhưng công ty đã phát triển các mối quan hệ mạnh mẽ và chiến lược hiệu quả với các nhà cung cấp của mình. Việc thuê ngoài sản xuất này khiến Apple trở nên tinh gọn hơn, qua đó giúp cắt giảm chi phí và giảm lượng hàng dư thừa.

Với duy nhất một nhà kho trung tâm ở Mỹ, phần lớn hàng tồn kho của công ty là tại các cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra với JIT, Apple bắt đầu tận dụng lợi thế của dropshipping. Do đó, điều này làm giảm chi phí vận chuyển, lãng phí và chi phí lưu kho. Các yếu tố quan trọng trong thành công của Apple: Trách nhiệm lưu kho thuộc về nhà cung cấp; Tận dụng các nhà bán lẻ làm hệ thống hàng tồn kho; Sắp xếp dropshipping để mua hàng trực tuyến.

Hà My

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang