Phát triển doanh nghiệp 8 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực
Đẩy nhanh tiến trình đạt được thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững
Đẩy nhanh tiến trình đạt được thành công các Mục tiêu Phát triển bền vững
Xử phạt Dược phẩm quốc tế Tùng Lộc do vi phạm lĩnh vực y tế
'Phát triển ứng dụng, làm chủ và phát triển công nghệ AI - doanh nghiệp đóng vai trò quyết định'
Nền kinh tế nước ta tiếp tục được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá tích cực, theo đó WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 lên 6,1% từ mức 5,5% trước đó. Báo cáo “Vietnam at a glance – FDI” của Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu thuộc Ngân hàng HSBC nhận định, Việt Nam là điểm đến ưa chuộng của các doanh nghiệp FDI nhờ nhiều yếu tố, trong đó có chi phí cạnh tranh và chính sách hỗ trợ FDI thông qua việc thiết lập những thỏa thuận kinh tế khác nhau như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Phát triển doanh nghiệp 8 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực.
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Chính phủ đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước, trong đó, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Tình hình phát triển doanh nghiệp 8 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực với khoảng 168,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân một tháng có hơn 21 nghìn gia nhập và tái gia nhập thị trường, cụ thể như sau:
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 8 tháng là 110.764 doanh nghiệp, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023; số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 994.686 tỷ đồng, tăng 0,7%; số lao động đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 672.439 lao động, giảm 1,9%.
Riêng tháng 8/2024, có 13.393 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 124.639 tỷ đồng và số lao động đăng ký là 71.793 nghìn lao động, giảm 12,8% về số doanh nghiệp, giảm 16,2% về vốn đăng ký và giảm 22,6% về số lao động so với cùng kỳ năm 2023.
Quy mô vốn: Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 8 tháng năm 2024 đạt 2.014.006 tỷ đồng (giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2023). Quy mô vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp thành lập mới đạt gần 9,0 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2023 và thấp hơn mức bình quân của 8 tháng các năm trong giai đoạn 2019-2023 (12,2 tỷ đồng). Chỉ tiêu này hai năm gần đây giảm lần lượt từ 15 tỷ đồng về dưới 10 tỷ đồng và 8 tháng năm 2024 ghi nhận mức giảm về 9 tỷ đồng, phản ánh tâm lý thận trọng hơn về kế hoạch đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
Quy mô và lĩnh vực hoạt động: Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 – 10 tỷ đồng) với 102.575 doanh nghiệp (chiếm 92,6%, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023), chủ yếu thuộc khu vực dịch vụ với 83.980 doanh nghiệp, chiếm 75,82% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 5,53% so với năm ngoái. Khu vực công nghiệp và xây dựng có 25.694 doanh nghiệp gia nhập thị trường, chiếm 23,2% và tăng 1,39%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ghi nhận 1.090 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, chiếm 0,98% và giảm 3,17%.
Có 08/17 ngành có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,66%; Sản xuất phân phối, điện, nước, gas tăng 10,19%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy tăng 12,08%; Vận tải kho bãi tăng 15,48%; Thông tin và truyền thông tăng 7,66%; Hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 2,24%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 10,62%; Hoạt động dịch vụ khác tăng 2,12%.
Các ngành còn lại có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2023, cụ thể: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 3,71%; Khai khoáng giảm 13,59%; Xây dựng giảm 3,22%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 10,03%; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 2,75%; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ giảm 3,88%; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm 9,45%; Giáo dục và đào tạo giảm 4,32%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 8,17%.
Doanh nghiệp thành lập mới cũng phù hợp với kết quả sản xuất công nghiệp trong 8 tháng năm nay. Sản xuất công nghiệp đang trên đà phục hồi mạnh mẽ so với năm 2023, tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng năm 2024 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7%.
Theo khu vực, các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ với 47.570 doanh nghiệp, chiếm 42,9% và vùng Đồng bằng Sông Hồng với 33.892 doanh nghiệp, chiếm 30,6%. Các trung tâm kinh tế lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng… là những nơi có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất. Đây cũng là những địa phương thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam.
5/6 vùng kinh tế – xã hội của cả nước có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023: Đồng bằng Sông Hồng có 33.892 doanh nghiệp, tăng 1,09%; Trung du và miền núi phía Bắc có 5.766 doanh nghiệp, tăng 8,16%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 12.580 doanh nghiệp, tăng 1,26%; Đông Nam Bộ có 47.570 doanh nghiệp, tăng 7,12%; Đồng bằng Sông Cửu Long có 8.226 doanh nghiệp, tăng 8,29%. Riêng vùng Tây Nguyên có 2.730 doanh nghiệp, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Phương Nam