Vĩnh Long: Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế

author 19:31 22/03/2022

(VietQ.vn) - Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số trên địa tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của kế hoạch nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện hiệu quả, đúng mục tiêu Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm giúp cho các ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ để triển khai chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; Phát triển chính quyền số, năng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số;

Chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tối đa nhu cầu quản lý của cơ quan nhà nước; sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sinh hoạt của cộng đồng dân cư; Tạo cơ sở để phát triển các hệ thống, ứng dụng, dịch vụ thực hiện chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tạo ra hệ sinh thái chuyển đổi số; Hình thành văn hoá số gắn với bảo vệ văn hoá, giá trị đạo đức căn bản của con người và chủ quyền số quốc gia, là phương thức để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Ảnh minh họa. 

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, UBND tỉnh Vĩnh Long phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

Các cơ sở dữ liệu dùng chung về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm… được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội; Tổ chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; Phấn đấu kinh tế số chiếm 10% GRDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

Đến năm 2030, phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); Hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Kinh tế số chiếm 15% đến 20% GRDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%.

Về nhiệm vụ và giải pháp về chuyển đổi nhận thức, người đứng đầu tại các Sở, ban, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động lựa chọn một xã/phường để triển khai thử nghiệm công tác tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, bao gồm kỹ năng cơ bản như truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.

Phát huy vai trò liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh tham gia quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Triển khai hiệu quả tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng, ứng dụng công dân trong dịch vụ đô thị thông minh. Tổ chức hội thảo, hội nghị tuyên truyền về chuyển đổi số quy mô cấp tỉnh; cung cấp tài liệu tuyên truyên về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước…

Mỹ Hạnh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang