Cảnh báo: Thiên thạch có thể phá hủy Trái Đất bất thình lình

author 10:26 23/06/2017

(VietQ.vn) - Các nhà thiên văn học hàng đầu thế giới cho biết, thiên thạch có thể tấn công Trái Đất bất cứ khi nào.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Để chuẩn bị cho Ngày Thiên Thạch sẽ diễn ra vào 30/6 tới đây – khi các nhà khoa học nhóm họp lại với nhau để thảo luận về cách bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch nguy hiểm. Trong số đó, một nhà vật lý thiên văn hàng đầu đã cảnh báo rằng đó là vấn đề “khi nào” chứ không phải “nếu có”.

Giáo sư Alan Fitzsimmons, từ Trung tâm nghiên cứu Vật lý Thiên văn Belfast của Đại học Queen đã nhấn mạnh rằng các tác động nhỏ hơn trong quá khứ đã thể hiện rõ về sự thật Trái Đất của chúng ta thiếu sự chuẩn bị như thế nào.

Giáo sư Fitzsimmons cho rằng, một vụ tai nạn tương đương với vụ Tunguska cũng có thể phá hủy các thành phố lớn, và bất kỳ vụ nào lớn hơn cũng có thể tàn phá toàn bộ hành tinh này.

Thiên thạch sẽ tấn công Trái Đất vấn đề chỉ là thời gian. Ảnh minh họa

Thiên thạch sẽ tấn công Trái Đất vấn đề chỉ là thời gian. Ảnh minh họa 

Năm 1908, một tiểu hành tinh nhỏ đã phát nổ phía trên bầu trời Tunguska của Siberia làm phá hủy một cánh rừng rộng lớn có khoảng cách hai đầu là hơn 1.280km. Năm 2013, một sao băng 20m đã phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk, Nga, làm vỡ tan tất cả cửa sổ và khiến hơn 1.000 người bị thương.

Các chuyên gia không hề thấy trước được các vụ tai nạn này, dẫn đến sự sợ hãi rằng Trái Đất có thể bị bất ngờ trước các cú va chạm của các tiểu hành tinh hủy diệt trong tương lai.

Giáo sư Fitzsimmons cho rằng, “quan trọng là biết rằng các nhà khoa học và kỹ thuật đã có một bước tiến bộ lớn trong việc phát hiện các tiểu hành tinh đến gần Trái Đất và hiểu được hiểm họa của chúng. Cho đến nay có hơn 1.800 các vật thể có thể gây nguy hiểm đã được phát hiện, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều các vật thể nguy hiểm khác đang chờ bị phát hiện.

Mỗi ngày, các nhà thiên văn học đều phát hiện thấy các tiểu hành tinh ở gần Trái Đất và hầu hết chúng đều vô hại. Tuy nhiên, vẫn có khả năng rằng sẽ có một vụ Tuguska tiếp theo khiến chúng ta bị bất ngờ và mặc dù chúng ta đã tiến bộ rất nhiều về khả năng phát hiện các tiểu hành tinh lớn hơn, nhưng vẫn không tốt nếu chúng ta không được chuẩn bị gì về điều đó.\

‘Khí độc’ đang ngập tràn Trái đất có thể gây ngạt thở(VietQ.vn) - Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, hiện lượng CO2 trong không khí đang cao khủng khiếp đe dọa Trái đất khiến con người có nguy cơ ngạt thở, tử vong.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã thành lập bộ phận hợp tác bảo vệ hành tinh (PDCO)  để thực hiện nhiệm vụ dò tìm những thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm tới Trái đất.

Hiện tại, kính thiên văn NEO đã ghi nhận tới hơn 90% các thiên thạch gần Trái Đất với kích thước lớn hơn 1km và tiếp tục mở rộng việc tìm kiếm các thiên thạch kích cỡ nhỏ hơn. NASA đang xem xét đề xuất xây dựng một kính thiên văn vũ trụ mới sẽ tìm và xác định nhiều thiên thạch hơn và nếu được chấp thuận, nó có thể hoạt động vào năm 2020. Dự kiến sứ mạng chuyển hướng thiên thạch sẽ được khởi động vào tháng 5/2020 với việc dùng tàu vũ trụ để kéo lệch quỹ đạo bay của thiên thạch.

Những nhà khoa học cho rằng, tỷ lệ phát hiện ra những thiên thạch có khả năng gây ra một thảm họa toàn cầu đang tăng cao. Điều này rất có lợi bởi nếu chúng ta phát hiện càng sớm thì càng có khả năng làm thay đổi quỹ đạo của thiên thạch.

Nhưng ngay cả khi tìm thấy một thiên thạch có nguy cơ va chạm với Trái Đất thì việc theo dõi quỹ đạo của nó qua kính thiên văn vẫn tỏ ra cần thiết. Công việc theo dõi này kéo dài hàng năm để giúp các nhà khoa học có thể dự đoán chính xác quỹ đạo của thiên thạch và đưa ra lời cảnh báo đúng lúc. Việc tìm ra các thành phần vật chất của thiên thạch cũng có tác dụng trước khi quyết định thực hiện chiến lược thích hợp.

Thiên Thạch luôn là mối nguy hiểm nhất đối với Trái Đất. Ảnh minh họa

Thiên Thạch luôn là mối nguy hiểm nhất đối với Trái Đất. Ảnh minh họa 

Trong phương án sử dụng chất nổ, các chuyên gia sẽ gắn một hoặc nhiều thiết bị kích nổ trên thiên thạch, dùng sức công phá của vụ nổ để làm chệch quỹ đạo. Tuy nhiên, đây được coi là phương án cuối cùng. Phương án thứ hai sử dụng tàu vũ trụ để tạo một “va chạm động” với thiên thạch. Trọng lượng của thiên thạch là vấn đề được tính toán kỹ để tạo ra một lực va chạm cần thiết. Và phương án cuối cùng là phóng một tàu vũ trụ và sử dụng nó như một vệ tinh bay quanh thiên thạch nhằm tạo một lực hấp dẫn, đẩy thiên thạch ra khỏi quỹ đạo nguy hiểm.

Theo phi hành gia Rusty Schweickart, phương pháp kéo trọng lực là gây tranh cãi, bởi vì trong quá trình thay đổi quỹ đạo của thiên thạch tới Trái đất điểm rơi của thiên thạch sẽ dịch chuyển từ nước này sang nước khác. Sự phối hợp quốc tế và nhận thức đúng đắn về mối nguy hiểm từ vũ trụ trong trường hợp này là cần thiết. Có thể thấy, khả năng va chạm giữa thiên thạch và Trái đất là hiếm khi xảy ra, nhưng thiệt hại thật khôn lường nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang