Bệnh nhân tử vong tăng nhanh, dịch tả đang bùng phát khủng khiếp chưa từng có

author 06:16 23/07/2017

(VietQ.vn) - Trước dịch tả đang hoành hành tại đất nước Yemen, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo đây là đợt bùng phát dịch tả lớn nhất thế giới vô cùng nguy hiểm.

Theo thống kê của WHO, đã có hơn 368.000 ca nghi nhiễm tả được ghi nhận trong khoảng thời gian từ cuối tháng 4 đến ngày 19/7, trong đó hơn 1.800 người đã tử vong. Trung bình mỗi ngày có thêm 5.000 người Yemen bị nhiễm bệnh.

Số liệu thống kê trong 2 tuần qua cho thấy số ca nghi nhiễm tả đã giảm nhẹ tại một số vùng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh là Amanat Al Asima, Amran và thủ đô Sanaa.

Tổ chức phi chính phủ Oxfam cũng cảnh báo số lượng người nhiễm tả ở Yemen có thể tăng lên tới 600.000, khiến đợt bùng phát dịch tả này ở quốc gia Trung Đông này trở thành dịch bệnh lớn nhất từng được ghi nhận tại bất cứ nước nào nào trong vòng 1 năm, vượt qua dịch tả tại Haiti hồi năm 2011.

Dịch tả đang hoành hành ở Yemen khiến WHO phải cảnh báo khẩn.

Dịch tả đang hoành hành ở Yemen khiến WHO phải cảnh báo khẩn. 

Liên đoàn Arab cũng hối thúc cộng đồng quốc tế đáp ứng lời kêu gọi của các tổ chức Liên hợp quốc huy động 22 triệu USD, trong đó 16 triệu USD cần ngay lập tức, nhằm ngăn chặn dịch tả đang hoành hành tại Yemen.

Theo Liên đoàn Arab, cần có phối hợp chặt chẽ nhằm khoanh vùng và ngăn chặn sự lây lan của dịch tả giữa các tỉnh và thành phố tại Yemen, tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo có thể dẫn tới hậu quả kéo dài nhiều năm.

Nhắc tới bệnh dịch tả, được biết trong 7 cuộc tấn công của đại dịch tả trong vòng 200 năm qua, có tới 6 cuộc diễn ra vào thế kỷ 19. Người ta cho rằng bệnh tả xuất hiện tại châu Á từ 600 năm trước Công nguyên. Bệnh tả được ghi nhận lần đầu tiên trong y văn vào năm 1563 tại Ấn Độ. Trận “đại chiến” đầu tiên của dịch tả với con người vào năm 1817-1821 nổ ra tại nơi này.

Dịch tả lan rộng ra theo các tuyến vận tải mậu dịch vào nước Nga, tiếp theo là châu Âu và Bắc Mỹ. Nó trở thành căn bệnh mang tính toàn cầu đầu tiên của nhân loại, hoành hành khắp nơi chỉ trừ... Nam cực.

So với đại dịch hạch ở châu Âu vào thế kỷ 17-18 làm chết 137 triệu người, dịch tả tuy không gây hậu quả lớn bằng nhưng chúng không kém phần kinh hoàng.

Thời kỳ đó các bác sĩ không hề biết đến cơ chế của bệnh tả. Họ chỉ biết rằng, những triệu chứng ban đầu là nôn mửa, xuất huyết, sốt cao, cảm giác lạnh vì mạch đập rất yếu, và tử vong rất nhanh. Bệnh này được đặt tên là bệnh tả châu Á, hay tả co thắt. Các bác sĩ thường điều trị bằng cồn thuốc phiện, rượu mạnh, trích máu nhưng đa phần là thất bại, vì thế số người tử vong rất cao.

Nam giới có nguy cơ chết sớm khi làm bố trước tuổi 25(VietQ.vn) - Kết quả nghiên cứu cho thấy, nam giới nếu làm bố trước tuổi 25 có tỉ lệ chết sớm cao hơn hẳn so với những người đàn ông có con muộn hơn.

Riêng trận đại dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848-1849 đã làm 70.000 người tử vong. Đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phố London chỉ trong một thời gian ngắn.

Cũng trong khoảng thời gian này nước Pháp cũng hứng chịu những tổn thất nặng nề. Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris đã mắc dịch tả và phân nửa trong số đó đã bỏ mạng. Thậm chí trong số nạn nhân có cả tể tướng. Năm 1848-1849, một số lượng người tương tự cũng đã chết vì dịch bệnh.

Thời kỳ đó thành phố London có 2,5 triệu người. Thành phố có 200.000 buồng vệ sinh, người dân có thói quen đổ nước thải từ trên tầng xuống và ném rác ra đường. Những chất thải này trôi theo dòng nước và cuối cùng đổ vào sông Thames (thời đó, sông ngòi được coi là hệ thống chứa rác thải) vì thế sông này bị ô nhiễm nghiêm trọng.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang