Khai quật hóa thạch xương hàm 2,8 triệu năm tuổi

author 15:23 07/03/2015

(VietQ.vn) – Khám phá thế giới dần đây nhất được tìm ra bởi các nhà khoa học, đó là một mẩu xương hàm có niên đại 2,8 triệu năm tại Ethiopia, châu Phi. Điều này cho thấy, lịch sử loài người bắt đầu sớm hơn con người tưởng.

Đây là một trong nhiều khám phá thế giới có ý nghĩa đặc biệt về lịch sử tiến hóa của con người. Trước đây, hóa thạch người cổ nhất được tìm thấy chỉ có niên đại khoảng 2,3 - 2,4 triệu năm. Phát hiện mới này đã giúp đẩy lùi lịch sử loài người về quá khứ khoảng 400.000 năm.

Mẩu xương nằm ở hàm dưới bên trái hóa thạch, có 5 chiếc rang đã được các nhà khoa học tìm thấy tại khu vực Ledi-Geraru ở bang Afar, phía bắc Ethiopia. Tiến sĩ Simon Underdown - nhà nhân chủng học tại Đại học Oxford Brookes cho rằng phát hiện mảnh xương hàm hóa thạch này có thể giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ nguồn gốc của loài người.

Hóa thạch xương hàm 2,8 triệu năm này là khám phá thế giới mới nhất hiện nay

Hóa thạch xương hàm 2,8 triệu năm này là khám phá thế giới mới nhất hiện nay

Người dẫn đầu đoàn nghiên cứu là nhà nghiên cứu thuộc Đại học Nevada Las Vegas - ông Brian Villmoare cho biết: Khoảng ba triệu năm trước đây, loài người tương đối giống loài khỉ. Họ sống trên cây và đi bằng 2 chân, có bộ não nhỏ, không ăn thịt hay sử dụng công cụ. Sau hai triệu năm, loài người có có bộ não lớn hơn, biết sử dụng công cụ đá và ăn thịt. Do đó, giai đoạn chuyển tiếp này cực kỳ quan trọng về mặt tiến hóa của con người.

Một nhà nghiên cứu khác trong đoàn, giáo sư Fred thuộc Đại học London cũng cho biết, phát hiện mới này đã vén bức màn về một giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tiến hóa của loài người. Ông Villmoare và các thành viên trong đoàn cho rằng: hóa thạch xương răng người vừa được tìm thấy có thể là tổ tiên chung của hai dòng người tách biệt vào khoảng 2,3 triệu năm trước. Một dòng ở lại Ethiopia và dòng kia đi sang Tanzania.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu khẳng định: việc phát hiện ra xương hàm hóa thạch mới nhất này cho thấy biến đổi khí hậu là một yếu tố thúc đẩy quá trình tiến hóa từ người sống trên cây thành người đứng thẳng và tập đi dưới mặt đất. Sự biến đổi khí hậu đã khiến những rừng cây rậm rạp trở thành vùng đồng bằng rộng lớn, vì thế, để thích nghi, con người bắt buộc học cách đi lại trên mặt đất, đồng thời, bộ não cũng phát triển lớn hơn và xương hàm thu vào nhỏ hơn do đã sử dụng những công cụ thay thế cho răng.

Tuy vậy, giáo sư Chris Stringer thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London lại cho biết: mặc dù phát hiện trên là rất quý nhưng việc tìm thấy một mẩu xương hàm chưa giúp được các nhà khoa học về phần cơ thể còn lại của cá thể này. Điều đó chưa cung cấp đủ bằng chứng cho con người về nguồn gốc cũng như quá trình tiến hóa của loài người. Việc phát hiện các hóa thạch có các đặc điểm giống con người không chỉ xuất hiện tại Ethiopia.

Vy Vy (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang