Kỹ thuật trồng cây Lưỡi hổ thủy sinh làm sạch không khí, xua đuổi tà ma hút lộc vào nhà

author 06:12 04/10/2017

(VietQ.vn) - Kỹ thuật trồng cây Lưỡi hổ thủy sinh để bàn làm việc, phòng khách...làm sạch không khí trong nhà cực kỳ đơn giản ai cũng có thể thực hiện được.

Sự kiện: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa

Cây Lưỡi hổ hay còn có tên gọi khác là Lưỡi cọp, Hổ vĩ, Hổ thiệt. Chúng có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tây Phi.

Cây Lưỡi hổ trồng nước, thủy canh là một trong những cây cảnh thanh lọc không khí, mang lại không khí trong lành tốt nhất. Mặt khác cây Lưỡi hổ khi trao đổi chất thì sử dụng crassulacean cây hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm (quá trình quang hợp CAM). Trong phong thủy cây Lưỡi hổ mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra cây còn có công dụng trừ tà, đẩy lùi những điềm xấu.

Cây Lưỡi hổ có kỹ thuật trồng cực kỳ đơn giản và dễ chăm sóc nhưng lại có thể trưng bày ở nhiều nơi từ cây nội thất trong nhà, ban công, phòng khách, phòng làm việc hoặc các khu vực đông người...

Cây lưỡi hổ không chỉ làm cảnh còn có tác dụng thanh lọc không khí. Ảnh minh họa

Cây lưỡi hổ không chỉ làm cảnh còn có tác dụng thanh lọc không khí. Ảnh minh họa

Cách lựa chọn cây Lưỡi hổ trồng nước, thủy canh

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại cây Lưỡi hổ có kích thước khác nhau, do đó khi lựa chọn giống hãy cẩn thận lựa chọn những chậu cây lưỡi hổ sao cho phù hợp với vị trí mà bạn định đặt chúng. Nếu không làm vậy sẽ rất chướng nếu lựa chọn cây quá to, cao vì vốn cây lưỡi hổ có hình dáng cứng, thô. 

Nhân giống cây Lưỡi hổ

Việc nhân giống cây Lưỡi hổ bằng nhiều cách như tách bụi hoặc giâm bằng những khúc lá. Có thể thực hiện giâm lá từ mùa Xuân đến cuối mùa Hè. Chọn một lá non, khỏe và có màu đẹp rồi cắt ngang sát gốc. Cắt thành từng khúc dài 5cm và để nó tự liền sẹo. Chôn các khúc lá khoảng 1/2 vào chậu có trộn hỗn hợp cát và than bùn ẩm. Đặt chậu vào nơi nóng (220C) và tưới rất ít.

Trồng cây phong thủy để hút tài lộc: Phải đúng vị trí, đúng loại cây, không thể khinh suất(VietQ.vn) - Trồng cây phong thủy trong nhà với mong muốn hút tài lộc, mang lại may mắn cho gia đình đang là xu hướng nhưng cần lựa chọn đúng vị trí nếu không muốn chúng phản tác dụng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lưỡi hổ thủy sinh

Do là cây sợ rét nên nếu áp dụng kỹ thuật trồng cây Lưỡi hổ thủy sinh cần phải đảm bảo ở nhiệt độ ấm không được thấp hơn 13 độ C. Là cây ưa bóng râm, nên trồng cây ở chỗ mát. Tránh ánh nắng trực tiếp vì dễ làm hỏng cây. Cũng lưu ý không để mực nước quá 1/2 chiều cao của bộ rễ để cây đạt sức khỏe tốt nhất.

Khi thấy nước trong chậu có dấu hiệu đục dần, nên thay nước, thường xuyên loại bỏ lá héo, khô. Để lá có màu sắc đẹp và thân khỏe mạnh luôn đặt Lưỡi hổ không có ánh sáng trực tiếp. 

Dấu hiệu nhận biết cây Lưỡi hổ thủy sinh bị bệnh

 Trồng cây Lưỡi hổ thủy sinh nên lưu ý cây thường mắc bệnh đốm nâu trên lá, thối ở gốc. Nguyên nhân là do có thể đã để dư quá nhiều nước. Hoặc cũng có thể bị lá bị thâm đen và mềm do để nhiệt độ quá thấp.

Ngoài ra cũng cần quan sát xem ngọn lá có bị khô, từng mảng nâu rải rác hay không, nếu có hãy xem ánh nắng chiếu vào qua cửa kính có quá nhiều làm cây có hiện tượng vậy thì cần phải đưa vào nơi có bóng râm.

Một bệnh nữa thường gặp ở cây Lưỡi hổ đó là lá bị bạc màu hay mất sự pha trộn đó chính là do thiếu ánh sáng. Hay lá con quá mềm do người trồng bón phân quá nhiều vì thế phải giảm bớt trong một thời gian giúp cây hồi phục nhanh chóng.

An Dương 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang