Năng suất lao động 'đuổi theo' lương

author 19:35 09/12/2014

(VietQ.vn) - Theo chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản, hiện nay, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Đáng chú ý, Việt Nam lương đang tăng nhanh hơn năng suất lao động.

Từ năm 2009 - 2012, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của mức lương tất cả các ngành tại Việt Nam đạt 25,9% và của ngành sản xuất nói riêng là 23,4% trong khi tăng trưởng năng suất lao động chỉ đạt lần lượt là 3,2% và 5,1%.

Trong khi đó, dữ liệu của Nhật Bản từ năm 1955 - 1970 cho thấy, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của mức lương tất cả các ngành đạt 9,8% và của ngành sản xuất nói riêng là 10,2% trong khi tăng trưởng năng suất lao động đạt lần lượt là 10,1% và 10%.

năng suất lao động

năng suất lao động

Chia sẻ tại Hội thảo “Tiếp cận bẫy thu nhập trung bình: Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam”, ông Kenichi Ohno - chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản nhận định Việt Nam đang đứng trước nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Đáng chú ý, Việt Nam lương đang tăng nhanh hơn năng suất lao động.

Cũng theo ông Kenichi Ohno, một quốc gia rơi vào bẫy thu nhập nếu không tạo được giá trị giá tăng từ những lợi thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, thương mại, FDI, ODA… đều được coi đã rơi vào bẫy.

Ông Kenichi Ohno dẫn chứng, năm 2008, Việt Nam đạt mức thu nhập trung bình đầu người trên 1.000 USD và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, theo chuyên gia đến từ Nhật Bản, sau 6 năm các dấu hiệu "bẫy thu nhập trung bình" tại Việt Nam đang ngày càng rõ ràng hơn như tăng trưởng chậm, năng suất kém, chuyển dịch cơ cấu chỉ mang tính hình thức, trì trệ trong các chỉ số xếp hàng toàn cầu, nhiều vấn đề nảy sinh từ tăng trưởng.

"Đáng chú ý nhất tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu là do đầu tư dẫn dắt, rất ít cải thiện về năng suất, trong khi lương tăng nhanh hơn năng suất lao động. Bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam đang ở ngay đây", ông Kenichi cảnh báo.

Đưa ra giải pháp để tránh bẫy thu nhập trung bình, chuyên gia Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản cho rằng, với Việt Nam điều quan trọng lúc này không phải tranh cãi xem đã rơi vào bẫy hay chưa, mà bắt đầu có những hành động quyết liệt hơn.

Trong đó, cần tạo dựng nguồn lực tăng trưởng bằng việc, kinh doanh, kỹ sư lành nghề, doanh nghiệp và các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần giải quyết những vấn đề do tăng trưởng gây ra, khoảng cách thu nhập, sự phân hoá giữa các vùng, huỷ hoại môi trường, ách tắc giao thông và đô thị, bong bóng tài sản…

Một điểm nữa cũng được chuyên gia này đưa ra, quản lý kinh tế vĩ mô trong bối cảnh toàn cầu hoá. Đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu và khu vực, các cuộc khủng hoảng tài chính, bảo vệ nền kinh tế chống lại những cú sốc bên ngoài và khắc phục thiệt hại.

H. Nguyên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang