Nhược điểm của hộp số vô cấp trên xe ô tô tài xế phải thận trọng khi tăng tốc

author 06:23 16/07/2019

(VietQ.vn) - Trên thị trường Việt Nam, có khá nhiều xe sử dụng hộp số vô cấp CVT. Tuy nhiên sản phẩm này cũng không ít nhược điểm nên cân nhắc khi dùng.

Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy

CVT là viết tắt của Continuously Variable Transmission, tạm dịch là Hộp số Biến thiên Vô cấp. Nghe có vẻ hoa mỹ, nhưng thực ra đây lại là một dạng hộp số đơn giản.

Cấu tạo của hộp số vô cấp CVT gồm một dây cua roa trượt giữa 2 pu-ly với hai nửa hình chóp nón tách rời nhau và có thể thay đổi khoảng cách để thay đổi chu vi, dẫn đến thay đổi tỷ số truyền. Khác với hệ thống dẫn động của xe máy tay ga thông thường sử dụng dây cua-roa cao su, dây cua-roa bên trong hộp số CVT của ô tô sử dụng đai thép.

Do có thể thay đổi tỷ số truyền tối ưu ở mọi dải tốc độ, nên hộp số vô cấp CVT thường giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn so với hộp số tự động dùng bánh răng với các cấp số thông thường. 

Cũng vì không có cấp số như hộp số tự động truyền thống, nên hộp số vô cấp CVT giúp xe tăng tốc rất mượt mà, không hề có cảm giác giật hay dồn ga chuyển số như các loại hộp số truyền thống.

 Hộp số vô cấp CVT trên các loại ô tô cỡ nhỏ cũng lộ nhiều nhược điểm nên cân nhắc khi sử dụng

Ngoài ra với số vòng tua tối ưu ở mọi tốc độ di chuyển, hộp số vô cấp CVT nếu được thiết lập phù hợp cũng có thể khiến độ ồn giảm đi nhưng chỉ ở một số dòng xe. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì hộp số vô cấp cũng lộ một số nhược điểm nên biết để có cách lựa chọn phù hợp. 

Khả năng tăng tốc kém

Chính vì không có các bánh răng, hộp số vô cấp CVT luôn gặp hiện tượng trượt dây cu-roa mỗi khi người lái thốc ga để tăng tốc. Dù rất nhiều cải tiến được áp dụng, dưới nắp capo của những mẫu xe sử dụng hộp số vô cấp vẫn ít nhiều phát ra tiếng “hú” mỗi khi tăng tốc. Phải mất một khoảng trễ, hộp số mới đáp ứng được yêu cầu của người lái.

Bỏ qua 5 lưu ý này khi sử dụng lốp không săm xe máy rất dễ gặp tai nạn(VietQ.vn) - Hiện nay các loại xe máy thế hệ mới thường sử dụng lốp không săm có thể giúp giảm trọng lượng và bám đường tốt. Nhưng khi sử dụng loại lốp này chủ xe cần hết sức thận trọng.

Độ hãm vẫn không mang lại độ tin cậy và bền bỉ khi đổ đèo hoặc xuống dốc

Với hộp số tự động 4 cấp, người lái sẽ có các số phụ L1, L2, L3 hoặc chế độ +/- để gài cấp số thấp hơn khi đi đường đèo dốc. Hộp số vô cấp cũng được các nhà sản xuất thiết kế các cấp số ảo hoặc số L/B, tuy nhiên độ hãm vẫn không mang lại độ tin cậy và bền bỉ như hộp số tự động 4 cấp truyền thống.

Chịu tải và phản ứng kém

Với mục đích tối ưu khả năng tiết kiệm nhiên liệu và vận hành êm ái, hộp số vô cấp đành phải hy sinh khả năng chịu tải cũng như phản hồi chân ga của người lái. Thiếu cái bánh răng khiến hộp số này chỉ có thể kết hợp phổ biến với các động cơ nhỏ, có công suất và mô-men xoắn không quá lớn.

Hộp số vô cấp có tuổi thọ thấp

Tại một số thị trường trên thế giới, hộp số vô cấp bộc lộ tuổi thọ kém hơn hộp số tự động 4 cấp trong cùng điều kiện sử dụng và bảo quản. Tại thị trường Việt Nam, chưa có nhiều so sánh độ bền của hộp số vô cấp CVT.

Bảo dưỡng hộp số vô cấp tốn kém

Ngoài ra, việc bảo dưỡng hộp số vô cấp CVT cũng tốn kém hơn hộp số tự động thông thường. Hộp số vô cấp cần phải thay thế dầu sớm hơn, dây dai truyền động cũng cần phải thay thế sau 50.000km theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang