Sơ cứu khẩn cấp cho người bị bỏng lạnh

author 07:10 10/10/2015

(VietQ.vn) - Theo y khoa, bỏng lạnh là sự tổn thương tại chỗ ở da và các mô do bị tiếp xúc với mội trường hoặc đá lạnh lâu dài, thường xảy ra ở đầu chi, mũi, tai... Cũng giống như các loại bỏng khác, bỏng lạnh cũng rất nguy hiểm.

Sự kiện: Mẹo vặt gia đình

Theo y khoa, bỏng lạnh có tên gọi khoa học là Frostbite - một thuật ngữ y học để chỉ tổn thương tại chỗ gây cho da và các mô do tiếp xúc với lạnh, thường xảy ra ở các bộ phận cơ thể xa trung tâm như các đầu chi, mũi, tai... Cũng giống như các loại bỏng khác, bỏng lạnh cũng rất nguy hiểm. Do đó, cần biết cách sơ cứu bỏng lạnh kịp thời và khoa học.

Cấp độ bỏng

Bỏng lạnh cũng chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau. Cấp độ 1, bệnh nhân tổn thương bề mặt da. Người bỏng lạnh cấp độ 1 xuất hiện các triệu chứng ngứa, đau, biến đổi màu sắc, da có thể trắng tiến tới đỏ và vàng, rối loạn hoặc mất cảm giác nóng lạnh.

Sơ cứu bỏng lạnh

Cần biết cách sơ cứu bỏng lạnh kịp thời, nhanh chóng trước khi để vết thương trầm trọng thêm

Cấp độ 2, vùng da tổn thương trở nên “đóng băng” cứng lại, các mô sâu chưa bị ảnh hưởng vẫn còn mềm mại. Bắt đầu có thể xuất hiện các bọng nước, da có thể trở thành màu đen và cứng, tổn thương này có thể khỏi sau 1 tháng hoặc mất cảm giác nóng lạnh vùng tổn thương. 

Cấp độ 3, 4 là cấp độ bỏng nặng, vùng da tổn thương nặng nề, các mô sâu, gân, cơ, mạch máu, thần kinh, các khu vực này chuyển sang màu đen và chứa đầy máu, tiến tới hoại tử do thiếu dinh dưỡng, nếu có bội nhiễm vi khuẩn là yếu tố tiên lượng nặng, đòi hỏi can thiệp ngay.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn tới bỏng lạnh lo do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh dưới 0 độ C, nitơ lỏng, làm việc trong phòng đông lạnh… Hoặc tiếp xúc với tác nhân lạnh nhưng kéo dài, cơ thể tự điều chỉnh nhằm tránh hạ thân nhiệt là giảm lưu lượng máu tới một số vùng trên cơ thể để tránh thoát nhiệt. 

Người làm việc tiếp xúc với môi trường lạnh, người hút thuốc lá, người bệnh đái tháo đường hoặc bị các bệnh liên quan tới mạch máu… là những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bỏng lạnh. Đối với người tiếp xúc với môi trường lạnh trong thời gian dài thì thân nhiệt bị hạ dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thậm chí tử vong.

Sơ cứu người bị bỏng lạnh

Sơ cứu bỏng lạnh

Sơ cứu bỏng lạnh nhanh chóng cho người bệnh bằng cách đưa người bệnh ra khỏi môi trường lạnh và tìm mọi cách ủ ẩm cho họ

Nếu vùng lạnh là các chi, ngay lập tức cách ly ra khỏi môi trường lạnh, ủ ấm bằng mọi cách cho chúng ấm lên. Nếu quần áo của bệnh nhân bị ướt, ngay lập tức hãy cởi bỏ chúng ra vì nếu để bệnh nhân sẽ tiếp tục bị nhiễm lạnh, nhiệt độ cơ thể chắc chắn không thể tăng lên, sau đó tìm mọi cách cho thân thể bệnh nhân ấm lên như ủ ấm bằng chăn, tăng nhiệt độ môi trường…

Người bị bỏng lạnh cần được đến nơi ấm áp, điều này rất quan trọng nhằm loại bỏ nguy cơ hạ thân nhiệt, từ đó kích thích cơ thể tự điều chỉnh, ủ ấm hoặc làm ấm bệnh. Sau đó, hãy ngâm  các vùng tổn thương trong nước ấm 40- 42 độ C để làm ấm vùng tổn thương từ 10 đến 20 phút tuỳ theo mức độ bỏng, tuyệt đối, không được cho bệnh nhân tiếp xúc với lửa hay lò sưởi, vì có thể dẫn tới tổn thương nặng nề hơn do bị bỏng kép rất nguy hiểm.

Sau khi ngâm nước ấm, hãy để bệnh nhân nằm bất động hoặc băng kín bằng bông gạc vô trùng nhằm ngăn chặn tổn thương thêm do các tinh thể nước đá di chuyển gây tổn hại mô. Nếu bị bỏng lạnh ở tứ chi thì dùng các miếng đệm để ngăn cách các ngón tay, ngón chân để chúng không co sát vào nhau gây thêm đau đớn.

Khi làm ấm phần bị bỏng lạnh, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ran như nghìn ngọn lửa đang cháy trong người vậy. Các khu vực tê buốt sẽ chuyển sang hồng hoặc đỏ,trong trường hợp bỏng cấp 1 và 2 người bệnh sẽ dần dần lấy lại được cảm giác. Cuối cùng hãy chuyển bệnh nhân đến bệnh viên gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị.

Ly Ly (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang