Syria đang yếu thế, Nga có thể sẽ tiếp sức vũ khí ‘lửa thiêu’ khiến đối thủ 'bất an'

author 16:05 05/07/2018

(VietQ.vn) - Pháo tự hành 2S7M Malka vừa được Nga cho vào biên chế hàng loạt. Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, rất có thể vũ khí này sẽ tham gia trực chiến tại Syria.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Pháo tự hành 2S7M Malka là phiên bản nâng cấp mới nhất của pháo tự hành 2S7 Pion vừa được Bộ binh Nga ở quân khu miền Tây thực hiện cuộc bắn thử với cỡ 203mm nhằm tăng tốc độ bắn từ 1,5-2,5 phát/phút.

Trong cuộc tập trận chiến thuật này, các khẩu đội pháo tự hành 2S7M Malka và Giatsint-S đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tiêu diệt trung tâm chỉ huy, trận địa tên lửa phòng không và các công trình kiên cố của kẻ địch giả định ở cự ly hơn 25km.

Pháo tự hành của Nga vừa được bắn thử rất có thể sẽ tới Syria thử lửa. Ảnh: VTC News

Pháo tự hành của Nga vừa được bắn thử rất có thể sẽ tới Syria thử lửa. Ảnh: VTC News 

Theo nguồn tin từ Bộ binh Nga cho biết, tất cả mục tiêu đều bị phá hủy. Đây được xem là cuộc bắn đầu tiên của hệ thống pháo tự hành 203mm Malka sau khi nó được tái vũ trang cho pháo binh Nga. 

Khẩu pháo tự hành 2S7M Malka mới được Quân khu Trung tâm của quân đội Nga đưa vào biên chế khác hoàn toàn so với phiên bản được sản xuất những năm 1985 – 1986 ở thành phần điện tử. Những khẩu pháo này có thể nhận thông tin về mục tiêu từ vệ tinh, máy bay không người lái, máy bay trinh sát và các đội đặc nhiệm hoặc trinh sát hoạt động bên trong hậu phương địch.

Hệ thống trao đổi thông tin thời gian thực giữa các quân nhân làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu và các khẩu đội pháo tăng cường đáng kể độ chính xác của việc pháo kích mục tiêu. So với tên lửa hành trình Kalibr hay bom có điều khiển KAB-500, đạn pháo 203 mm có giá thành rẻ hơn rất nhiều và hiện quân đội Nga vẫn còn số lượng lớn loại đạn này.

Đặc biệt, thời gian chuyển từ chế độ hành quân sang chế độ chiến đấu giảm từ 10 xuống 7 phút, cơ số đạn tăng từ 4 viên lên 8 viên, cơ cấu nạp đạn mới cho phép nạp đạn khi nòng pháo ở bất cứ vị trí nào. Điều này cho phép tăng tốc độ bắn của 2S7M Malka lên 2,5 viên đạn mỗi phút, thay vì 1,5 viên đạn mỗi phút trên 2S7 Pion.

Dù có những đặc tính ấn tượng như vậy, pháo tự hành 2S7 Pion và 2S7M Malka chưa từng được quân đội Nga đưa vào thực chiến, còn hiện tại quân đội Nga vẫn đang niêm cất khoảng 300 khẩu pháo 2S7 Pion và 2S7M Malka.

Tuy nhiên, chiến trường Syria mở ra cơ hội tham gia thực chiến cho pháo tự hành 2S7M Malka và có thể là 2S7 Pion. Bên cạnh đạn pháo hạt nhân chiến thuật, những khẩu pháo này còn được trang bị đạn nổ thông thường với lượng thuốc nổ lớn. Với cỡ nòng và đạn có trọng lượng lớn, pháo tự hành 2S7 Pion và 2S7M Malka có vai trò không khác gì so với thiết giáp hạm trong Thế chiến 2.

Theo chuyên gia quân sự Alexei Leonkov, nếu quân đội Syria được trang bị 2S7M Malka cùng với những viên đạn lớn vũ khí này có thể thổi bay hàng phòng thủ của phiến quân. 

Dù rút về nước nhiều vũ khí nhưng Nga vẫn để lại tên lửa 'mũi nhọn' tại Syria(VietQ.vn) - Tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K52 Luna-M là vũ khí của Nga đã điều sang Syria tham chiến. Hiện đây là vũ khí thuộc hàng nguy hiểm nhất của Syria khiến phiến quân IS điêu đứng.

Chuyên gia Leonkov cũng cho biết thêm, giải pháp định vị mục tiêu và dẫn đường hiện đại đủ khả năng biến các loại pháo tự hành cao tuổi như 2S7 Pion và 2S7M Malka trở thành loại vũ khí chính xác và hiệu quả cao. Để làm được điều này, các chuyên gia cần phải tích hợp được pháo tự hành 2S7 Pion và 2S7M Malka vào hệ thống trinh sát và điều khiển hỏa lực của lục quân Nga để thống nhất với hệ thống kết nối và kiểm soát chiến thuật.

Được biết, pháo tự hành 2S7 Pion phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi cả Nga và Mỹ đều theo đuổi việc chế tạo pháo tự hành cỡ lớn đủ khả năng bắn đạn pháo hạt nhân chiến thuật. Dự án với cỡ nòng 203 mm của vũ khí này được Nga chấp thuận vào năm 1975 khi vẫn còn là Liên Xô.

Cho tới những năm 1980, phiên bản hiện đại hóa của siêu pháo tự hành này là 2S7M Malka chính thức được Nga đưa vào biên chế. Phiên bản này có hiệu quả chiến đấu cao hơn đáng kể so với 2S7 Pion đời đầu với động cơ mạnh hơn, khung xe hiện đại hơn, các thiết bị điện tử mới hơn bao gồm hệ thống chỉ thị mục tiêu điện tử và hệ thống nhận dữ liệu tự động. Tuy nhiên do tình hình kinh tế nên Nga đã phải cất giữ loại vũ khí này.

Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực và thế giới gia tăng hiện nay, Nga cần tăng cường sức mạnh quân đội nhất là nâng cấp lực lượng pháo binh. Vì vậy, việc tái trang bị và triển khai 2S7M Malka được Nga lý giải nhằm mục đích phòng thủ nhưng theo truyền thông quốc tế, Nga sẽ đem loại pháo này tới những địa điểm biên giới tiếp giáp với Nhật Bản và Ukraine, những nơi đang là điểm nóng đối với Nga trong việc tranh chấp lãnh thổ. Đây sẽ là một trong những vũ khí giúp Nga duy trì sức mạnh trong suốt khoảng thời gian dài trong trường hợp xảy ra xung đột với đối thủ.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang