Tàu ngầm Nga mang dàn tên lửa khủng có sức hủy diệt đáng sợ

author 16:10 26/04/2018

(VietQ.vn) - Tàu ngầm Proyekta 667BDRM Delfin của Nga có khả năng mang tên lửa đạn đạo đạt tầm bắn cực xa.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tàu ngầm Proyekta 667BDRM Delfin là vũ khí hạt nhân mang tên lửa đạn đạo do Nga chế tạo từ thời Liên Xô được NATO gọi loại là lớp Delta IV. Tàu ngầm này sở hữu hệ thống phóng tên lửa D-9R. 

Được biết, tàu ngầm Proyekta 667BDRM được nâng cấp từ tàu ngầm Proyekta 667BDR Kalmar, đây là loại vũ khí cuối cùng trong dòng tàu ngầm Proyekta 667B và cũng là cơ sở để phát triển tiếp các loại tàu ngầm tiên tiến khác.

Tàu ngầm được phát triển tích hợp với nhiều thành tựu mới trong việc nghiên cứu vũ khí cũng như hệ thống kiểm soát và dò tìm khi đó. Tàu được trang bị một hệ thống thủy âm mới là Skat-VDRM, sử dụng nhiều bộ phận giảm xóc khác nhau, cô lập các bộ phận chuyển động, sử dụng các thiết bị hấp thụ âm thanh và vỏ tàu có thêm một lớp cách âm.

 Tàu ngầm hạt nhân lớp Delfin của Nga sở hữu dàn tên lửa mạnh vô đối. Ảnh: Zing News

 Tàu ngầm hạt nhân lớp Delfin của Nga sở hữu dàn tên lửa mạnh vô đối. Ảnh: Zing News

Các nghiên cứu để làm giảm tiếng ồn khi hoạt động của loại tàu ngầm này đã được ứng dụng cho tàu ngầm Proyekta 941 Akula. Về hình dáng bên ngoài thì nó vẫn giống với các tàu thuộc Proyekta 667B khác với lớp vỏ kép cùng các ống phóng tên lửa nhô lên.

Tên lửa được trang bị cho tàu ngầm này là R-29RM và sau đó tên lửa R-29RMU Sineva mang nhiều đầu đạn đã được phát triển để sử dụng cho loại tàu ngầm này. Không giống như các loại tàu ngầm khác trước đó Proyekta 667BDRM có thể phóng tên lửa từ dưới mặt nước ở độ sâu khoảng 55 m và tất cả có thể phóng lên chỉ trong loạt bắn, các đầu đạn của tên lửa có thể kết nối vào hệ thống vệ tinh để bay đến mục tiêu giúp tăng độ chính xác.

Đặc biệt, tàu ngầm này có thể sử dụng tất cả các loại ngư lôi 533 mm cũng như cả các tên lửa phóng từ ống phóng ngư lôi. Hệ thống quản lý chiến đấu Omnibus-Bdrm có thể kiểm soát tất cả các hoạt động chiến đấu, xử lý dữ liệu và điều khiển tên lửa cũng như ngư lôi. Hệ thống dẫn đường Shlyuz cũng được trang bị để cải thiện tính chính xác của các tên lửa và có khả năng di chuyển tốt dưới nước cũng như có thể chỉ điểm mục tiêu bằng kính tiềm vọng.

Ngoài ra trên tàu còn có hai phao nổi gắn ăng ten có thể sử dụng ở độ sâu rất lớn để phục vụ cho việc phát sóng liên lạc cũng như nhận các thông tin về mục tiêu hay kết nối với hệ thống vệ tinh.

Tên lửa nâng cấp R-29RMU2 Layner mang 12 đầu đạn đã được phát triển và phóng thành công từ Proyekta 667BDRM. Có 7 tàu trong lớp này đã được đóng từ năm 1981 đến năm 1990, trong đó có 4 chiếc hiện đang hoạt động hai chiếc đang đại tu và một chiếc chuyển đổi chức năng để dùng cho các mục đích đặc biệt.

Ban đầu tất cả các tàu Proyekta 667BDRM đều được biên chế vào cho Hạm đội Phương Bắc và neo tại cảng Olenya Guba. Sau đó các tàu được chuyển sang cảng Yagelnaya.

Uy lực tàu ngầm Nga lượn lờ trước mắt đối phương mà không hề bị phát hiện(VietQ.vn) - Tàu ngầm Shuka-B (tên tiếng Nga: Щука-Б, định danh NATO: Akula) thuộc dự án 971 là tàu ngầm hạt nhân đa chức năng êm nhất của Nga.

Nói tới công nghệ chế tạo tàu ngầm của Nga, chuyên gia quân sự Robert Beckhusen cho rằng đến năm 2030, hầu hết hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân của Nga đều có trên 35 năm phục vụ, một số tàu thậm chí có niên hạn tới 40 năm. 

Các tàu ngầm thường xuống cấp rất nhanh sau nhiều năm hoạt động, chủ yếu do sự hao mòn vỏ tàu. Một vấn đề nghiêm trọng khác là việc ăn mòn các thành phần bên trong khoang chứa lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, dữ liệu về quá trình ăn mòn này thường bị quân đội các nước giữ bí mật tuyệt đối.

Các tàu hải quân khi gần hết niên hạn sẽ tốn nhiều công bảo dưỡng và phải nằm cảng lâu hơn, gây áp lực rất lớn đến khả năng duy trì lực lượng sẵn sàng chiến đấu thường xuyên trên biển.

Hải quân Nga đang dồn lực cho 7 tàu ngầm đa nhiệm lớp Yasen tối tân, với việc đưa vào biên chế hai tàu Severodvinsk và Kazan trong năm 2010 và 2017 và chiếc Yasen cuối cùng sẽ được biên chế năm 2023. Tuy nhiên, dự án này rất tốn kém, bởi mỗi chiếc Yasen có giá tới 1,6 tỷ USD.

Ngay cả khi hoàn thiện, 7 tàu ngầm Yasen cũng không thể gánh vác hết vai trò của 11 tàu ngầm Đề án 971 "Schuka-B", ba tàu Đề án 945 "Barrakuda", 4 tàu ngầm tấn công Đề án 671RT Syomga và 8 tàu ngầm mang tên lửa hành trình Đề án 949 Granit.

Số tàu ngầm này đều đã hoạt động từ lâu, có thể bị loại biên trong vài năm tới. Chiếc mới nhất của Đề án 941 là tàu ngầm Gepard cũng được biên chế từ năm 2000, số còn lại đều đi vào hoạt động từ đầu thập niên 1990.

Nga đang cố gắng duy trì những tàu ngầm từ thời Liên Xô lâu nhất có thể, nhưng họ sẽ không thể vận hành hơn một nửa so tàu ngầm hạt nhân hiện nay vào năm 2030. Trong khi đó, lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Moscow sẽ được cải thiện trong những năm tới. Hải quân Nga hiện sở hữu 13 tàu ngầm loại này, bao gồm cả ba chiếc Đề án 955 "Borei" hiện đại, dự kiến được bổ sung thêm 5 tàu mới.

Vào thời điểm năm 2030, ba tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Đề án 667BDR "Kalmar", 6 chiếc Đề án 667BDRM "Delfin" và một tàu Đề án 941 "Akula" sẽ cán mốc 40 năm biên chế. Tuy nhiên, ngay cả khi Nga loại biên các tàu này và dựa vào lớp Borei mới hơn, chỉ có Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ mới sở hữu số lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tương đương.

Nga có thể lấp chỗ trống tàu ngầm tấn công và mang tên lửa hành trình bằng loạt tàu ngầm trong dự án Husky đang được phát triển. Lớp tàu này sẽ có ba biến thể, gồm tàu tấn công, tàu ngầm mang tên lửa hành trình và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.

Điều kiện lý tưởng nhất cho hải quân Nga là dự án đóng tàu Husky được bắt đầu từ đầu thập niên 2020, hải quân Nga đặt mua với tiến độ hai năm/một tàu và thời gian thi công kéo dài 4 năm rưỡi. Tuy nhiên, ngay cả khi thỏa mãn yêu cầu này, Moscow cũng chỉ sở hữu ba chiếc Husky vào năm 2030.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang