Nga tạo 'cú sốc' lớn tại chiến trường Syria bằng việc rút vũ khí 'bóng ma' về

author 19:15 08/07/2018

(VietQ.vn) - Tiêm kích Su-57 đã được Nga điều sang Syria tham chiến với số lượng khủng tuy nhiên ngay sau đó vũ khí này lại nhanh chóng rút về trong sự ngỡ ngàng của giới chức quân sự thế giới.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo giới truyền thông thế giới nhận định thì tiêm kích Su-57 của Nga sang tham chiến tại Syria chỉ là 2 chiếc nhưng trên thực tế lại là 5 chiếc. Đây là thông tin khá bất ngờ về số lượng của Su-57 đến Syria, nhưng đặc biệt hơn nữa, những máy bay này chỉ ở lại Syria đúng 2 ngày rồi âm thầm rút về nước mà không bị bất cứ phương tiện do thám nào của phương Tây phát hiện.

Việc Nga rút tiêm kích này về nước chỉ sau 2 ngày đã gây một cú sốc không nhỏ cho những ai hy vọng cục diện chiến trường Syria sẽ có thay đổi lớn khi chiến đấu cơ thế hệ 5 này xuất hiện. Thậm chí có những người còn đi xa hơn khi mong mỏi T-14 Armata hay các loại vũ khí hiện đại khác sẽ được Nga cho nối gót chiếc Su-57 để thử lửa.

Thực tế những gì phía Nga tuyên bố ngay từ đầu đã trái ngược với kỳ vọng của rất nhiều người, họ chỉ nói rằng Su-57 sang để thử nghiệm các hệ thống điện tử hàng không chứ chẳng phải nhằm đối đấu với ai, ngay cả Mỹ cũng cho biết Su-57 chẳng đủ để đe dọa họ.

 Tiêm kích Su-57 của Nga. Ảnh: Trí thức trẻ

 Tiêm kích Su-57 của Nga tham chiến tại Syria nhưng lại nhanh chóng về nước. Ảnh: Trí thức trẻ

Nói tới sức mạnh của tiêm kích Su-57, các chuyên gia quân sự cho biết, ban đầu được gọi là PAK FA T-50, là chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình lớn nhất của Nga thời hậu Xô Viết. Su-57 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 1/2010.

Mẫu thử nghiệm T-50 sử dụng động cơ phản lực Izdeliye-117. Phiên bản sản xuất loạt Su-57 sử dụng động cơ phản lực Izdeliye-30. Tuy nhiên, động cơ này được cho là đang gặp một số vấn đề nên quá trình thử nghiệm dự kiến diễn ra vào cuối năm 2017.

Theo Business Insider, động cơ Izdeliye-30 cung cấp lực đẩy tăng 30% so với động cơ 117, cho phép máy bay hoạt động ở độ cao tới hơn 21 km so với mực nước biển.

Theo Business Insider, tiêm kích Su-57 có tốc độ tối đa 2.600 km/h, trần bay 20 km. Trong khi đó, tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ có tốc độ tối đa 2.440 km/h, trần bay 15,2 km. Xét về chỉ số tốc độ và trần bay, Su-57 vượt trội hơn so với F-22.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, tiêm kích Su-57 được xem là nỗ lực lớn của Nga trong việc phá thế độc tôn của Mỹ về chiến đấu cơ tàng hình. Hiện tại, Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất có tiêm kích tàng hình ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Sở dĩ nói như vậy là do hiện tiêm kích Su-57 sở hữu lượng vũ khí khủng chưa từng thấy gồm 2 khoang vũ khí lớn dưới bụng với kích thước 4,6x1 m mỗi khoang, cùng 2 khoang vũ khí nhỏ bên hông. Su-57 có thể mang theo 4 tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn RVV-MD trong khoang lớn và 2 tên lửa không đối không hồng ngoại R-73. Đặc biệt, Su-57 có thể mang 4 tên lửa không đối đất Kh-38, hoặc 4 tên lửa chống bức xạ Kh-58. Đây là tính năng mà F-22 không có.

Nga có vũ khí mới sẽ điều tới Syria, Mỹ cũng 'toan tính' không kém(VietQ.vn) - Lựu pháo M777ER là vũ khí đang được Mỹ phát triển trong tình hình căng thẳng leo thang tại Syria. Đây có thể sẽ là một vũ khí có khả năng trở thành đối trọng của Mỹ với Nga tại Syria.

Đặc biệt, tiêm kích Su-57 có khả năng cơ động rất cao có thể cơ động đột ngột để tránh tên lửa và chuyển sang vị trí phản công đối phương. Điểm mấu chốt tạo nên sự cơ động ưu việt của Su-57 là được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều.

Truyền thông Nga ca ngợi Su-57 (dưới) là "bóng ma trên không" nhờ khả năng tàng hình ưu việt. Tuy nhiên, một nhà khoa học về tàng hình của Mỹ lại cho rằng Su-57 là một thất vọng khi xét ở góc độ tàng hình.

Bởi nếu so với tiêm kích F-22 của Mỹ thì Su-57 cơ động hơn nhưng F-22 lại có khả năng tàng hình nhỉnh hơn. Cả hai chiến đấu cơ đều rất nhanh nhẹn. F-22 được cho là có ưu thế hơn ở tác chiến tầm xa, trong khi Su-57 nắm ưu thế ở không chiến cự ly gần nhờ sự cơ động ưu việt và hệ thống tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại. Su-57 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, Không quân Nga sẽ nhận hàng loạt máy bay này vào năm 2019. Trong khi đó, F-22 đã được đưa vào hoạt động từ năm 2005.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang