Tin cảnh báo ngày 23/11: Nước rửa tay khô có thật sự tốt?

author 19:37 23/11/2016

(VietQ.vn) - Tin cảnh báo nổi bật ngày 23/11: Dùng hóa chất không nguồn gốc làm sa tế, sốt lẩu Thái; Nguy hiểm ngộ độc chì từ nội thất kém chất lượng…

Thực hư về tác dụng của nước rửa tay khô

Với nhiều người, nước rửa tay khô khá tiện lợi nên thường xuyên sử dụng nhưng thực chất nước rửa này tiềm ẩn nhiều tác hại đáng sợ. Dung dịch rửa tay khô là một sản phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Chỉ với một lượng nhỏ dung dịch, bạn có thể vệ sinh tay mà không cần rửa lại bằng nước. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên hàng ngày, lọ dung dịch nhỏ chứa đầy hóa chất này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bạn.

 Nước rửa tay khô không có tác dụng diệt khuẩn như nhiều người nghĩ.

 Nước rửa tay khô không có tác dụng diệt khuẩn như nhiều người nghĩ. Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu của Đại Học Northwestern (Mỹ), hệ miễn dịch của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi chất diệt khuẩn nếu dùng thường xuyên. Nó còn có thể gây rối loạn hormone. Việc sống trong điều kiện quá sạch sẽ khiến hệ miễn dịch tự nhiên bị suy yếu, cơ chế phòng vệ mất dần.

Nếu bạn có vết thương hở, chú ý không sử dụng nước rửa tay khô, các loại kem kháng sinh vào vị trí đó. Đây là tác nhân dẫn tới dị ứng da. Thay vào đó, bạn nên dùng mỡ vaseline giúp vết thương liền nhanh.

Ngoài ra, những chất tẩy rửa có cồn dễ làm da bị dị ứng. Cồn bào mòn hàng rào chứa protein và lipid trên da, dẫn đến tình trạng khô, kích ứng. Vì thế, bạn nên dưỡng ẩm cho da thay vì sử dụng nước rửa tay thường xuyên.

Dùng hóa chất không nguồn gốc làm sa tế, sốt lẩu Thái

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương ngày 22/11 phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thị xã Thuận An (Bình Dương) kiểm tra cơ sở sản xuất chất phụ gia do chị Trịnh Thị Nga (27 tuổi, khu phố 2, phường An Phú, thị xã Thuận An) làm chủ. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện hàng nghìn chai, lọ nhựa chứa chất lỏng. Bên ngoài có nhãn hiệu sốt lẩu Thái, sa tế tôm, nước màu dừa với thương hiệu An Phát food, Gia Hưng Phát food. Theo nhà chức trách, thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở cùng nhân công đang sử dụng các loại hóa chất không nguồn gốc để pha chế, nấu thành chất lỏng rồi đổ vào chai, lọ. Làm việc với lực lượng chức năng, Trịnh Thị Nga không xuất trình được giấy phép kinh doanh. Người này không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc các loại hóa chất làm nguyên liệu.

Tin cảnh báo ngày 19/11: Cần cảnh giác với chủng virus nguy hiểm mới (VietQ.vn) - ​Tin cảnh báo nổi bật nhất ngày 19/11: Thế giới cần cảnh giác với chủng virus nguy hiểm mới; Mối nguy hiểm với đồ chơi hạt nhựa nở Trung Quốc…

Nguy hiểm ngộ độc chì từ nội thất kém chất lượng

Hiện nay trên thị trường đồ nội thất trẻ em vô cùng phong phú cả về hình dáng lẫn màu sắc nhưng nếu mua phải hàng kém chất lượng ẩn chứa nhiều nguy cơ. Để giảm giá thành sản phẩm, một số đơn vị sản xuất hàng trôi nổi, kém chất lượng sử dụng sơn chứa chì và nguyên liệu gỗ không rõ nguồn gốc. Trong khi đó, đối với trẻ em, mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn. Sở dĩ trẻ em hay bị ngộ độc chì hơn là vì cơ thể trẻ em chưa phát triển đầy đủ, nhất là hệ thần kinh. Hơn nữa, khả năng loại bỏ các chất độc trong cơ thể của trẻ em còn rất yếu.

Phần lớn trẻ bị ngộ độc chì mãn tính thường có biểu hiện bệnh rất kín đáo, dễ bị bỏ sót khi chẩn đoán như biếng ăn, xanh xao, thiếu máu, suy dinh dưỡng, đau bụng đi ngoài, chậm phát triển trí tuệ, học kém... Bệnh thường chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng.

Khi bị ngộ độc cấp, trẻ có biểu hiện rõ về thần kinh như hôn mê, co giật, ngủ lịm từng lúc, liệt, rối loạn hành vi, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp… 25-30% số trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật) sẽ để lại di chứng vĩnh viễn như chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt”.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang