Trưởng ban Kinh tế Trung ương: ‘Nền kinh tế phải vỗ bằng 2 bàn tay của Nhà nước và thị trường'

author 11:38 03/05/2019

(VietQ.vn) - “Chính phủ cần xây dựng nền kinh tế vĩ mô, cải thiện chính sách, tạo môi trường đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ để các doanh nghiệp phát triển bền vững”, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương chia sẻ.

Sự kiện: Doanh nghiệp

Tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 (ngày 2/5), trả lời câu hỏi về tác động của Nghị quyết 10 đối với sự phát triển kinh tế tư nhân, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, nền kinh tế phải vỗ bằng 2 bàn tay của Nhà nước và thị trường.

Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng nền kinh tế phải vỗ bằng 2 bàn tay.

Là đơn vị soạn thảo Nghị quyết 10, ông Bình khẳng định phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh là yêu cầu trong tiến trình xây dựng kinh tế. Đây được xem là phương thức quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động nguồn lực xã hội. Nghị quyết này là kết tinh tinh hoa, đúc kết kinh nghiệm từ trước và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của thế giới.

 
Thứ hai là giải quyết đúng đắn quy luật giữa nhà nước và thị trường. Ông Bình dẫn chứng, trong lịch sử phát triển chủ nghĩa xã hội, tại nhiều nước, có khi tuyệt đối vai trò kinh tế nhà nước, nên có nhiều tiêu cực và dẫn đến thất bại. Đôi khi tại nhiều nước tư bản cũng tuyệt đối vai trò của kinh tế tư nhân dẫn đến khủng hoảng nhiều năm, và họ phải thừa nhận vai trò nhà nước trên quan điểm vỗ tay bằng 2 bàn tay: nhà nước và thị trường. Nhà nước có vai trò điều tiết. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong giải phóng sức xã hội và tận dụng hiệu quả nguồn lực xã hội.

 

Ông Bình cũng đề cập tới nhiều nội dung cốt lõi, đó là thống nhất trong nhận thức thì mới có hành động thống nhất. "Có nhận thức đầy đủ thấu đáo các quan điểm của Đảng thì mới đủ bản lĩnh quyết tâm xóa bỏ mọi rào cản, mọi mặc cảm để phát triển kinh tế tư nhân", ông Bình nói.

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, chỉ khi hiểu thấu đáo, xuyên suốt mới có bản lĩnh đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, tuyệt đối hóa kinh tế hóa tư nhân; khích lệ các thành phần kinh tế đều cạnh tranh bình đẳng; hỗ trợ bổ sung và thống nhất trong nền kinh tế thị trường.

“Có nhận thức thì mới xây dựng đội ngũ doanh nhân có ý chí tự lực tự cường, yêu nước, phát triển bản thân nhưng gắn chặt với lợi ích đất nước”, ông nói.

Vấn đề thứ 3 là xây dựng môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, có sức cạnh tranh. Để làm điều đó, Chính phủ cần xây dựng nền kinh tế vĩ mô, cải thiện chính sách, tạo môi trường đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ để các doanh nghiệp có điều kiện phát triển bền vững.

Theo ông Bình, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh số 10 cho nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân thể hiện mong muốn, quyết tâm của Đảng, Nhà nước nhằm đạt được nhiều kết quả thắng lợi giống như nghị quyết khoán 10 trong ngành nông nghiệp.

Thảo Nguyên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang