Việt Nam sẽ dán nhãn dinh dưỡng cho thực phẩm?

author 19:32 19/04/2019

(VietQ.vn) - Theo đại diện Bộ Y tế, dán nhãn dinh dưỡng sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm phù hợp với sức khỏe và Bộ Y tế sẽ xem xét việc dán nhãn dinh dưỡng cho mọt số thực phẩm tại Việt Nam.

Thông tin được đưa ra tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về ghi nhãn dinh dưỡng vừa được Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức sáng nay 19/4.

Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo là hoạt động hưởng ứng Chương trình Sức khỏe Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018, tập trung vào các giải pháp hỗ trợ xây dựng môi trường thực phẩm lành mạnh như: ghi nhãn dinh dưỡng công bố minh bạch về thành phần dinh dưỡng giúp người tiêu dùng hiểu được thành phần của thực phẩm; thiết lập hệ thống phân loại thực phẩm để xác định các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe; xây dựng các quy định về hạn chế tiếp thị các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.

 
“Với kinh nghiệm quốc tế và sự am hiểu sâu sắc về nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng Việt Nam, chúng tôi cam kết đồng hành cùng Bộ Y tế và các cơ quan ban ngành triển khai các hoạt động truyền thông đến cộng đồng nhằm tăng cường sự hiểu biết của người dân về thực phẩm và đồ uống tốt hơn cho sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho người Việt Nam”.

Ông Ganesan Ampalavanar, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam
 

Các chuyên gia đầu ngành và đại diện Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng, Viện Y tế Công cộng TP.Hồ Chí Minh, Đại học Y Hà Nội và các đơn vị liên quan đã chia sẻ các bài trình bày và ý kiến về các vấn đề ưu tiên nhằm đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát tiêu thụ thực phẩm, giảm mức tiêu thụ muối, đường, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, cũng như sử dụng hợp lý chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Để thực hiện được điều này, sự triển khai đồng bộ và phối hợp hiệu quả giữa các bên, đặc biệt là giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng, điển hình như các hoạt động nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm với tổ chức, doanh nghiệp đã có kinh nghiệm quốc tế trong việc ghi nhãn dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm.

Tại hội thảo, ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, trên thực tế, tại Việt Nam, các chính sách, quy định liên quan đến môi trường thực phẩm lành mạnh đã có nhưng vẫn cần hoàn thiện. “Chương trình Sức khỏe Việt Nam” do Chính phủ phê duyệt, trong đó về lĩnh vực dinh dưỡng đã kêu gọi tăng cường phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế, đặc biệt là tăng cường xã hội hóa trong lĩnh vực cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

 Ông Ganesan Ampalavanar, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam.

Bà Susan Kevork - chuyên gia dinh dưỡng của Nestlé.

“Trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền giúp người dân biết cách lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng có lợi hơn cho sức khỏe, khuyến khích nhà sản xuất chủ động công bố ghi nhãn dinh dưỡng cho người tiêu dùng dễ nhận biết tổng năng lượng, đạm, béo, tinh bột và muối, đường…”, ông Trương Đình Bắc cho biết.

Cũng trong hội thảo này, bà Susan Kevork, Chuyên gia dinh dưỡng cấp cao Tập đoàn Nestlé khu vực châu Á, châu Đại dương và châu Phi đã chia sẻ kinh nghiệm quốc tế của Tập đoàn trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với từng nhóm đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Hiện tại, các sản phẩm của Nestlé đều có công bố thành phần dinh dưỡng trên bao bì, giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu và lựa chọn.

 Nestlé Việt Nam ký biên bản ghi nhớ với Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế).

Nhân dịp này, Nestlé Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ với Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) trong việc hợp tác truyền thông nâng cao kiến thức dinh dưỡng hợp lý cho người dân cũng như hỗ trợ xây dựng các tiêu chí dinh dưỡng cho một số thực phẩm và đồ uống phổ biến dựa trên nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam.

Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư, hầu hết là bệnh liên quan chế độ ăn uống. Ước tính đến 80% số ca tử vong ở Việt Nam là do bệnh không lây nhiễm.

Bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống như thừa cân, béo phì... đang tăng ở nhóm người trẻ. Nghiên cứu cho thấy ăn ít rau và trái cây có liên quan đến 19% trường hợp ung thư dạ dày và ruột, 31% bệnh nhân thiếu máu tim cục bộ và 11% đột quỵ. Chế độ ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ, tăng huyết áp, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác...

Điều tra của Bộ Y tế năm 2015 cho hay, hơn 50% người trưởng thành ăn thiếu rau hoặc trái cây. Người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của WHO. Tỷ lệ thừa cân béo phì tăng nhanh.

Bộ Công Thương công bố 9 tiêu chuẩn quốc gia về đèn LED dán nhãn năng lượng(VietQ.vn) - Bộ Công Thương vừa công bố tiêu chuẩn kỹ thuật và ban hành hướng dẫn công bố hiệu suất và dán nhãn năng lượng áp dụng cho Chương trình dán nhãn năng lượng đối với sản phẩm đèn LED.

Bảo Anh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang