520 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm tại Hà Nội

author 11:59 04/01/2023

(VietQ.vn) - Lực lượng chức năng TP.Hà Nội cho biết, qua quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm đã phát hiện 520 cơ sở vi phạm, xử phạt 296 cơ sở bị xử phạt hành chính.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2023 và lễ hội Xuân, Hà Nội đã thành lập 676 đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm, trong đó có 4 đoàn liên ngành của thành phố, 10 đoàn của các sở, ngành.

Đến thời điểm hiện tại, tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra là 5.042 cơ sở, trong đó có 520 cơ sở vi phạm, 296 cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là hơn 1,3 tỷ đồng, 182 cơ sở bị nhắc nhở; 42 cơ sở bị cảnh cáo.

Cùng với đó, các đoàn kiểm tra liên ngành của Hà Nội đã kiểm tra việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão và lễ hội Xuân 2023 tại 10 quận, huyện, đồng thời, kiểm tra thực tế tại 9 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

 Hà Nội xử phạt 296 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm. Ảnh: Hà Nội mới

Liên quan tới vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm từ thành phố đến xã, phường trong đợt cao điểm đang được tiến hành đồng loạt, có trọng tâm, trọng điểm và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, hạn chế tối đa chồng chéo và xử phạt nghiêm. Dù vậy, công tác chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy và chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn còn chưa quyết liệt, chưa thường xuyên. Việc xử lý vi phạm ở một số xã, phường đã được đẩy mạnh nhưng kết quả còn hạn chế.

Ông Vũ Cao Cương thông tin thêm: “Qua kiểm tra, một bộ phận chủ cơ sở thực phẩm còn chưa có ý thức về sức khỏe cộng đồng, chạy theo lợi ích trước mắt mà thực hiện các hành vi không bảo đảm an toàn thực phẩm. Việc kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm không rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn thực phẩm tuy có chuyển biến nhưng chưa chặt chẽ, kết quả chưa cao. Tình hình vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu, không bảo đảm an toàn thực phẩm từ tỉnh khác vào Hà Nội tuy giảm nhưng còn diễn ra trên địa bàn”.

Ngay sau buổi làm việc với Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội, Đoàn kiểm tra liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm đã trực tiếp kiểm tra tại một siêu thị trên địa bàn quận Thanh Xuân, đồng thời, lấy mẫu một số mặt hàng như: Bánh kẹo, rượu, giò chả, rau... để tiến hành kiểm nghiệm chất lượng.

Đại diện Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội cũng cho biết, hiện việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội vẫn gặp nhiều khó khăn. Chủ yếu dựa vào người dân nâng cao cảnh giác, lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Hiện đơn vị kiểm tra chủ yếu là khâu cuối cùng là "lên bàn ăn" liên quan đến vấn đề sức khỏe y tế. Các sản phẩm trong hệ thống siêu thị là do Sở Công Thương quản lý, chợ đầu mối, chợ dân sinh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách.

Để công tác quản lý an toàn thực phẩm được hiệu quả trong thời gian tới, 3 ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương phải phối hợp chặt chẽ với nhau, có kế hoạch kiểm tra chuyên đề riêng của mỗi ngành trong quá trình thanh tra, kiểm tra cũng như hậu kiểm với những nội dung được giao.

Cơ quan chuyên môn sẽ tập trung vào việc rà soát quy trình chuẩn, từ nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến, quy trình bố trí bếp ăn một chiều đến yếu tố con người tham gia vào dây chuyền sản xuất, nhất là xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm tận nơi sản xuất và cung cấp thực phẩm.

Tiêu chuẩn GMP, HACCP, BRC, IFS, Global Gap và ISO 22000 là các tiêu chuẩn dựa trên những nguyên tắc cơ bản về kiểm soát sản xuất liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Các tiêu chuẩn này cũng đưa ra những quy định cho những hoạt động khác như kiểm soát lưu trữ, vận chuyển, kiểm tra và phương pháp bán lẻ sản phẩm hiệu quả.

- GMP: Nguyên tắc thực hành sản xuất tốt
Thực hành sản xuất tốt (GMP) là các thực hành bắt buộc để tuân theo các hướng dẫn được khuyến nghị bởi các cơ quan kiểm soát việc cấp phép và cấp phép sản xuất và kinh doanh thực phẩm & đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, và thiết bị y tế.

- HACCP: Phân tích rủi ro và các điểm kiểm soát tới hạn
Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) là một cách tiếp cận phòng ngừa có hệ thống đối với an toàn thực phẩm khỏi các mối nguy sinh học, hóa học, vật lý và gần đây là các mối nguy phóng xạ trong quá trình sản xuất có thể gây ra thành phẩm không an toàn và thiết kế các biện pháp để giảm thiểu những nguy cơ này rủi ro đến mức an toàn

- ISO 22000: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được chứng nhận. Nó bao gồm giao tiếp tương tác, quản lý hệ thống và kiểm soát mối nguy. Nó có thể được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào bất kể quy mô hoặc vị trí của nó trong chuỗi thực phẩm.

- BRCGS cho An toàn Thực phẩm: Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu
Tiêu chuẩn toàn cầu của Hiệp hội bán lẻ Anh cho ngành sản xuất, chế biến và đóng gói thành phần thực phẩm và thực phẩm.

- BRCGS đối với vật liệu đóng gói thực phẩm
Tiêu chuẩn Toàn cầu về Vật liệu đóng gói được thiết kế để bảo vệ người tiêu dùng bằng cách cung cấp cơ sở chung cho việc chứng nhận các công ty cung cấp bao bì cho các nhà sản xuất thực phẩm.

- IFS Food: Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
Tiêu chuẩn tính năng quốc tế cho tất cả các nhà sản xuất thực phẩm

- IFS Global Markets - Food
Là một chương trình đánh giá an toàn thực phẩm được tiêu chuẩn hóa dành cho các nhà bán lẻ cũng như các sản phẩm thực phẩm có thương hiệu trong ngành. Chương trình nhằm hỗ trợ “các doanh nghiệp nhỏ và /hoặc kém phát triển” trong việc phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của họ và thực hiện bước đầu tiên hướng tới việc thực hiện Tiêu chuẩn IFS Food.

 

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang