Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động

authorHòa Lê 09:51 04/09/2018

(VietQ.vn) - Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất đã giúp nhiều doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Là đơn vị sử dụng nhiều khá nhiều lao động, công việc khai thác nặng nhọc, ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) chia sẻ, TKV đã nghiên cứu và có nhiều giải pháp để nâng cao sản lượng, giảm sức lao động công nhân, tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản xuất than. Theo đó, TKV chú trọng nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, phát triển công nghệ than sạch để từ đó làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn.

TKV đã đề ra định hướng nghiên cứu khoa học tập trung vào 6 chương trình khoa học công nghệ trọng điểm là cơ giới hóa và hiện đại hóa các mỏ than và khoáng sản; thiết kế, chế tạo nội địa hóa các sản phẩm cơ khí, thiết bị điện; phát triển công nghệ tuyển, chế biến sâu than - khoáng sản; nghiên cứu về an toàn, môi trường, điều kiện tự nhiên, vật liệu và hóa chất; tin học hóa, tự động hóa sản xuất; phát triển và tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng lực quản lý và tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của Tập đoàn.

Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động

Nâng cao năng suất lao động, tạo sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Ảnh: TTXVN 

Theo ông Cao Huy Hiếu, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), những năm gần đây, năng suất lao động của doanh nghiệp dệt may đã tăng khoảng 50% so với trước, sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp dệt may hiện nay đã cải thiện nhiều về năng suất, chất lượng cũng như sự hài lòng của khách hàn.

Tuy nhiên so với một số quốc gia dệt may hàng đầu trong khu vực và trên thế giới năng suất nói chung và năng suất lao động nói riêng vẫn còn khoảng cách. Năng suất lao động trong ngành dệt may của Việt Nam hiện chỉ bằng 50% của Trung Quốc, bằng 70% của Philippines… nói chung còn thấp so với các nước trong khu vực.

Nguyên nhân của thực trạng này, ông Thân Đức Việt, Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10 cho rằng, người Việt Nam rất khéo tay, song thực tế chưa có các công cụ hỗ trợ để đẩy năng suất lên. Bởi, dù đã có máy móc khá hiện đại nhưng vẫn phải cần có tư duy về sắp xếp công việc, tư duy về phát triển phụ kiện hỗ trợ cho những thiết bị đó. Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất tinh gọn dù đã được hầu hết doanh nghiệp dệt may áp dụng nhưng dường như doanh nghiệp vẫn thiếu những cái gọi là "bí quyết" để làm sao tăng năng suất hơn nữa.

Thực tế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đang mày mò tìm cách rút ngắn thời gian, loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất. Hy vọng những năm tới, Việt Nam sẽ rút ngắn khoảng cách về năng suất lao động so với các nước. Đây cũng chính là cách nâng cao thu nhập cho người lao động và sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Trước đó, theo Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2018 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) và GS Kenichi Ohno - Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS) công bố, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có tăng trưởng về nhiều mặt. Tuy nhiên, mức tăng còn hạn chế và năng suất lao động của nước ta vẫn đang là vấn đề gây “đau đầu” cho các nhà quản lý.

So sánh năng suất lao động của Việt Nam với các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và ASEAN (Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Campuchia có thể thấy, năng suất lao động của 9 nhóm ngành của Việt Nam đều ở mức gần hoặc thấp nhất trong các nước kể trên (tính theo số liệu đến năm 2015). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo được coi “đầu tàu” nền kinh tế, có đóng góp cho xuất khẩu cao nhưng năng suất lao động chưa cao. Trong khi đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn nằm trong số các ngành có mức năng suất lao động thấp nhất nền kinh tế.

Chia sẻ về việc nâng cao năng suất chất lượng của Việt Nam, khắc phục tình trạng dư thừa lao động chân tay nhưng lại thiếu lao động kỹ thuật cao, ông Kazuteru Kuroda - chuyên gia về năng suất lao động thuộc Trung tâm Năng suất Nhật Bản cho biết, giáo dục chính là yếu tố quan trọng nhất.

Áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động

  Cải tiến kỹ thuật và đầu tư giáo dục, đào tạo để nâng cao năng suất lao động

So sánh năng suất lao động của Việt Nam với các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và ASEAN (Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Campuchia có thể thấy, năng suất lao động của 9 nhóm ngành của Việt Nam đều ở mức gần hoặc thấp nhất trong các nước kể trên (tính theo số liệu đến năm 2015). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo được coi “đầu tàu” nền kinh tế, có đóng góp cho xuất khẩu cao nhưng năng suất lao động chưa cao. Trong khi đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn nằm trong số các ngành có mức năng suất lao động thấp nhất nền kinh tế.

Chia sẻ về việc nâng cao năng suất chất lượng của Việt Nam, khắc phục tình trạng dư thừa lao động chân tay nhưng lại thiếu lao động kỹ thuật cao, ông Kazuteru Kuroda - chuyên gia về năng suất lao động thuộc Trung tâm Năng suất Nhật Bản cho biết, giáo dục chính là yếu tố quan trọng nhất.

Việt Nam cần cải thiện, nâng cao chất lượng lực lượng lao động thông qua giáo dục và đào tạo. Trong đó cần nhấn mạnh đến đào tạo kiến thức khoa học nâng cao và công nghệ thông tin.

"Kỷ nguyên vạn vật kết nối Internet (IoT) sẽ tạo ra cơ sở dữ liệu và thông tin khổng lồ, mà ta gọi là Big Data (Dữ liệu lớn). Trong khối lượng thông tin khổng lồ đó sẽ có những thông tin có giá trị để tăng năng suất và có những thông tin không có giá trị. Chúng ta khó có thể phân loại được các thông tin này nếu không có sự tính toán logic của máy tính. Tất nhiên sự tính toán này cũng được tạo ra bởi con người, trên cơ sở khoa học. Chính vì vậy, lao động cần được đào tạo nhiều hơn về các kiến thức khoa học và công nghệ thông tin", ông Kazuteru Kuroda cho hay.

Hòa Lê

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang