Cảnh báo tình trạng ngộ độc rượu tăng nhanh trong dịp tết

authorTrần Thanh 13:55 02/01/2017

(VietQ.vn) - Trong rượu có chứa chất cồn ethanol. Tuy được dùng để pha chế đồ uống giải khát nhưng bản thân ethanol cũng là chất có thể gây ngộ độc rượu.

Sự kiện: Bí quyết sống khỏe

Theo báo mới, các bác sĩ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cho hay, hầu như ngày nào trung tâm này cũng tiếp nhận các ca ngộ độc rượu vào điều trị, nhưng số nhập viện tăng lên vào thời điểm cuối năm, trước và sau các kỳ nghỉ lễ, tết, có ngày 2-3 ca cấp cứu.

Sau 3 - 4 ngày uống rượu liên tục bởi tham dự đám cưới và tự mua uống, ông N.Đ.T, 47 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội đã được người thân đưa đến bệnh viện gần nhà trong tình trạng đau đầu, mắt mờ, trí giác lơ mơ. Ngay sau đó bệnh nhân đã được nhanh chóng chuyển tiếp lên Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc cho biết, bệnh nhân N.Đ.T đến trung tâm đã trong tình trạng hôn mê, huyết áp tụt, tổn thương não và ngừng tim. Sau nỗ lực cấp cứu cho tim đập trở lại, bệnh nhân được chỉ định lọc máu, điều trị rối loạn suy thận.

Kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng rượu cồn công nghiệp (methanol) trong máu lên tới gần 300 mg/100 ml máu (trong khi chỉ với mức trên 20mg/ml máu đã được ghi nhận là ngộ độc methanol)

Dù được lọc máu, dùng các thuốc giải độc và phụ thuộc tất cả các máy trợ tim mạch ngay khi nhập viện nhưng kết quả đánh giá cho thấy bệnh nhân bị suy thận, tổn thương não nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi, không thể cứu chữa nên gia đã xin đưa bệnh nhân T. về nhà.

Các bác sĩ Trung tâm chống độc cho hay, hầu như ngày nào trung tâm này cũng tiếp nhận các ca ngộ độc rượu vào điều trị, nhưng số nhập viện tăng lên vào thời điểm cuối năm, trước và sau các kỳ nghỉ lễ, tết, có ngày 2-3 ca cấp cứu. Đáng lo ngại nhất là tình trạng ngộ độc methanol.

Nguoi dan ong 47 tuoi mat mang vi ngo doc ruou - Anh 1

Cấp cứu bệnh nhân bị ngộ độc rượu tại Trung tâm chống độc- Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh minh họa)

Theo BS Nguyên, rượu cồn công nghiệp nguy hiểm bởi khởi đầu loại này có tác dụng tương tự như rượu thông thường (sản xuất từ cồn thực phẩm ethanol) nhưng vào cơ thể, cồn này được chuyển hóa trở thành các a xít gây tổn thương các tế bào đặc biệt là ở mắt, não hây hoại tử các tế bào não, tế bào thần kinh thị giác ở mắt nên gây mù vĩnh viễn. Khi có biểu hiện ngộ độc với các triệu chứng như mờ mắt, thở nhanh, lơ mơ,chậm chạp, hôn mê) thì đã nặng.

“Do đó, với các bệnh nhân ngộ độc rượu cồn công nghiệp methanol nếu không tử vong cũng hiếm có cơ hội hồi phục hoàn toàn mà sẽ chịu di chứng rất nặng nề: mù, mất trí nhớ. Rượu cồn công nghiệp dễ gây tử vong do gây sốc tụt huyết áp, tổn thương não…”- BS Nguyên cảnh báo. 

Trên thực tế, theo các bác sĩ, không chỉ có bệnh nhân bị ngộ độc rượu cồn công nghiệp mà còn có tình trạng bệnh nhân bị ngộ độc phải nhập viện do lạm dụng rượu. Nhiều người uống rượu nhưng không ăn gây hạ đường huyết, nếu hạ đường huyết nặng có thể gây tổn thương não do thiếu năng lượng được nuôi dưỡng.

BS Nguyên đánh giá, dịp lễ, tết số nhập viện do rượu thường tăng 2-3 lần, bệnh nhân ở mọi lứa tuổi (thanh niên, trung niên), các nghề nghiệp: công chức, thanh niên, sinh viên. Bia cũng gây ngộ độc chứ không chỉ là rượu như nhiều người vẫn nghĩ, vì đơn giản: bia là rượu pha loãng và có thêm… bọt thôi, nếu lạm dụng cũng gây ngộ độc.

Theo Sức khỏe đời sống, tại hội thảo về tình trạng sử dụng bia rượu do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa tổ chức mới đây, TS Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay: rượu, bia là nguyên nhân giám tiếp của 200 loại bệnh, chấn thương và là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh: ung thư (miệng, họng, thanh quản, đại trực tràng, gan, ung vú ở nữ) và uống mức độ nào cũng có nguy cơ gây ung thưu và càng uống nhiều thì nguy cơ gây ung thư càng tăng.

Theo Cục Y tế dự phòng, khi vào cơ thể cồn (ethanol) trong rượu chuyển hóa thành acetaldehyde là chất độc cho cơ thể. Nếu chỉ uống rượu, bia với số lượng nhỏ thì cơ thể có thể dung nạp hết, với khả năng trung bình khoảng 10 gam cồn (tương đương 1 đơn vị cồn) tương đương 1 ly rượu nhỏ hoặc một cốc bia hơi mỗi giờ. Nhưng nếu uống quá mức dung nạp, chất độc này sẽ bị tồn lại trong gan gây độc cho cơ thể.

Những triệu chứng ngộ độc rượu

Ở nước ta tồn tại nhiều loại rượu (tự nấu, tự pha chế và rượu nhập ngoại), trong đó loại tự nấu, nhất là loại rượu tự pha chế có sử dụng chất methanol thì cực kỳ độc hại. Bởi vì methanol (tức cồn công nghiệp) là loại không được phép sử dụng để uống, chỉ sử dụng trong công nghiệp. Trong rượu bình thường hay còn gọi là rượu bia thực phẩm là loại có chứa chất cồn ethanol. Tuy được dùng để pha chế đồ uống giải khát nhưng bản thân ethanol cũng là chất có thể gây ngộ độc rượu nếu dùng quá mức cho phép. Ethanol có khả năng ức chế làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây giảm hoạt tính các nơron thần kinh.

Ngộ độc rượu loại ethanol thường có cấp tính và mạn tính. Ngộ độc cấp tính trong giai đoạn đầu có dấu hiệu kích thích (người thấy sảng khoái, nói nhiều, các vận động phối hợp đã bị rối loạn). Sau đó là giai đoạn ức chế biểu hiện giảm phản xạ gân xương, tri giác giảm, mất khả năng tập trung tư tưởng, có nguy cơ giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp và có thể tử vong, nếu không cấp cứu kịp thời.

Ngộ độc mạn tính bởi uống rượu kéo dài dẫn đến sút cân, chán ăn, tiêu chảy (do tổn thương gan và ruột), da xanh tái (do thiếu máu), tổn thương gan (thoái hóa gan, xơ gan, có thể ung thư gan), mất trí nhớ, run, rối loạn tâm thần.

Nguy hiểm hơn và thường dẫn đến chết người là uống rượu tự pha chế có chứa methanol (cồn công nghiệp). Methanol sau khi được uống vào sẽ chuyển hoá thành foc-man-đê- hít (formaldehyt), sau đó thành axít fócmic (formic acid). Chính những chất này gây độc cho gan, thận (gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc), đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề. Triệu chứng đầu tiên là chán nản, lú lẫn, ngủ li bì. Triệu chứng nhiễm độc có thể xuất hiện chậm sau 18 - 24 giờ, bao gồm đau đầu, nhìn mờ, nhìn có màu trắng, buồn nôn, nôn, thở nhanh, suy hô hấp. Nhiễm độc methanol nặng sẽ gây hôn mê, co giật, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng.

Xử trí sơ bộ tại gia đình thế nào?

Theo PGS- TS Hoàng Cao Sạ- BV Đa khoa thành phố Nam Định chia sẻ với PV Chất lượng Việt Nam, để tránh nguy hiểm khi ngộ độc rượu thì tìm mọi cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má. Cho nạn nhân uống một cốc sữa nóng, trà đặc. Cần nới lỏng áo, quần (cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng) và để nạn nhân nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái. Không dùng chất chống nôn (vì sẽ giữ chất độc) và không cho uống paracetamol (vì làm hại gan). Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, hôn mê (cần theo dõi sát sao vì dễ nhầm với ngủ say) và bị ngã có chảy máu tai, quầng mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện cấp cứu càng nhanh càng tốt.

Để phòng ngộ độc rượu, trước hết không uống rượu tự pha chế, nhất là loại có cồn công nghiệp (methanol). Tuyệt đối không uống rượu khi đói (trong khi uống rượu vẫn phải ăn cơm và thức ăn khác nhằm tránh tình trạng cảm lạnh do đói). Nên chọn loại rượu có thương hiệu, có nhãn mác, có nơi xuất xứ rõ ràng và phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Không uống rượu bán dạo vì khó xác định nguồn gốc của rượu. Những ngày vui cũng chỉ nên uống ít một, không nên uống quá mức (khoảng 30ml).

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang