Cổ nhân dạy nhìn tướng mặt mà biết bệnh

author 06:03 11/04/2017

(VietQ.vn) - Cổ nhân dạy có thể thông qua nhìn tướng mạo mà biết được nguyên nhân của bệnh.

Sự kiện: Kỹ năng sống

Cổ nhân cho rằng, ở trong có những gì tất hiện hình ra bên ngoài những thứ đó. Tướng mạo không chỉ là biểu hiện của tâm thế mà tướng mạo còn là thước đo sức khỏe thân thể của một người. Trung y thời cổ đại có thể thông qua nhìn tướng mạo mà biết được nguyên nhân của bệnh. Theo đó, có bốn phương pháp để thầy thuốc thăm khám bệnh, gọi là "Tứ chẩn" gồm "Vọng, Văn, Vấn, Thiết" (Tạm dịch: Nhìn, Nghe, Hỏi, Sờ)

Trong đó, Vọng chính là nhìn thần sắc, sắc măt mà biết bệnh.

Co-nhan-day-nhin-tuong-mat-ma-biet-benh

Tướng mạo là thước đo sức khỏe thân thể của một người..

Vọng đứng đầu trong "Tứ chẩn", cho nên nó được đánh giá là rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Trung y cổ đại nói: "Mười hai kinh mạch, ba trăm sáu mươi nhăm lạc mạch, khí huyết của nó đều tập trung trên mặt" - phần mặt phản ánh tổng hợp tinh thần, khí huyết toàn thân. Nếu khí huyết tràn đầy thì thần thái tươi sắc; khí huyết suy giảm, thiếu thốn thì tinh thần suy sụp.

Khi có bệnh, sắc mặt hơi có chút thay đổi, gọi là "bệnh sắc". Có năm sắc màu biểu hiện ra năm bệnh chủ yếu. Sắc màu xanh nhiều là bệnh gan, sắc màu đỏ nhiều là bệnh tim, sắc màu vàng nhiều là bệnh tì (lá lách), sắc màu trắng nhiều là bệnh phổi, sắc màu đen nhiều là bệnh thận. Cụ thể:

Mặt đỏ:

Những người bị cao huyết áp trên mặt nhiều sắc hồng.

Người bị bệnh lao do nhiệt thấp, hai gò má trên mặt hiện rõ màu ửng đỏ, nhất là về buổi chiều.

Hai má của người bị lở loét nặng, mọng đỏ tím lại, sẽ xuất hiện những vết đỏ bầm tím hình bướm đối xứng.

Sắc màu đỏ thấy ở trên má (má và quai hàm) là có bệnh ở tim. Khi trúng độc hơi than, trên mặt cũng hiện rõ màu hồng anh đào.

Nếu mặt đỏ rực có kèm theo cả miệng khát, thậm chí co giật thì thường thấy ở những người bệnh có tính sốt cao do cảm nhiễm cấp tính gây nên.

Mặt vàng:

Cần phân biệt mặt vàng do bị bệnh gây nên với mặt vàng do ăn các thức ăn mà bị.

Nếu toàn thân màu vàng cả thì phần lớn thấy ở những người bị các bệnh như viêm gan dạng hoàng đản, bị bệnh sỏi mật, bị viêm túi mật, bị ung thư túi mật và ung thư đầu tuỵ..

Những người bị bệnh giun móc câu, do thường xuyên mất máu mạn tính lâu dài, làm cho sắc mặt vàng khô, thường vẫn gọi là "bệnh vàng bủng".

Trung y cho rằng trên mặt màu vàng tươi sáng thuộc về thấp nhiệt, màu vàng xám xịt phần lớn thuộc về hàn thấp, sắc mặt vàng héo thì phần lớn là tâm tì hư nhược, doanh huyết không đủ, mặt vàng phù thũng là tì hư hữu thấp.

Ngoài ra còn có trường hợp bị bệnh sốt rét, bị trúng độc thuốc... cũng có thể làm cho mặt vàng.

Mặt trắng:

Sắc mặt của người khoẻ mạnh là trong màu trắng có ửng hồng. Da của những người luôn luôn ở trong nhà, không ra ngoài trời cũng trắng, nhưng màu trắng do trạng thái bệnh lý thì màu trắng giống như nến trắng.

Những người bị mắc bệnh chứng hư hàn, thiếu máu và một số những người bị bệnh phổi, bị đau bụng kịch liệt do nội hàn, hoặc những người bị ngoại hàn rất nặng, phát run lên, có thể thấy mặt trắng tái xanh. 

Co-nhan-day-nhin-tuong-mat-ma-biet-benh

..cổ nhân nhờ sắc mặt mà biết bệnh và trị bệnh

Người bị bệnh gan mà thấy mặt màu trắng là bệnh rất khó chữa.

Màu trắng thấy ở giữa hai lông mày thường là có bệnh ở phổi.

Sắc mặt của những người bị mắc các bệnh như cơ năng của tuyến giáp trạng bị giảm sút, viêm thận mạn tính... màu trắng tái xanh so với người bình thường.

Khi bị trúng độc chì, người bệnh có đặc trưng chủ yếu là sắc mặt trắng xám xịt lại, trong y học gọi là "diên dung" (mặt da chì).

Những người bị bệnh ký sinh trùng đường ruột, ở mặt còn thấy xuất hiện những nốt trắng hoặc những vệt trắng.

Ngoài ra bị những bệnh xuất huyết, bị trĩ thường xuyên đi ngoài ra máu, phụ nữ khi thấy kinh ra nhiều máu, cũng sẽ làm cho sắc mặt trắng xanh.

mặt trắng bệch là những người bị những cơn choáng sốc mạnh do tuần hoàn huyết dịch ở trên mặt bị trở ngại làm cho .

Trung y cho rằng những người sắc mặt trắng xanh thuộc chứng hư và chứng hàn. Như có một số người sắc mặt tương đối trắng, thể hình béo, Trung y cho rằng những người này là ở thể "khí hư" hoặc "dương hư". Những người này mặc dầu trông cơ thể béo mập, nhưng thể chất tương đối kém rất dễ bị cảm mạo.

Mặt tím đen:

Nói chung, sắc mặt tím đen là do thiếu oxy gây nên. Bất kể là do nguyên nhân nào gây nên như do tắc thở, do bị bệnh tim bẩm sinh, bị bệnh tim do nguyên nhân từ bệnh phổi gây nên, do tâm lực suy thoái.. đều thất sắc mặt tím đen.

Khi bị đau có tính chất co giật ở bộ phận dạ dày hoặc ruột, bị đau giun sán, bị đau quặn ở mật do bệnh ở đường mật gây nên, cũng có thể làm cho sắc mặt tím đen lại.

Những người bị bệnh lao ở thời kỳ cuối, bị sưng phổi và khí quản, bị viêm nhánh khí quản mạn tính và bị viêm phổi rất nghiêm trọng, thì sắc mặt cũng thường xanh xám.

Trẻ con sốt cao, mặt cũng xuất hiện sắc tím đen thể hiện tương đối rõ ở giữa sống mũi và hai bên lông mày, đó cũng là triệu chứng báo trước sẽ bị trúng gió.

Ngoài ra, khi nén chịu đau nặng ở một bộ phận nào đó trong người, sắc mặt cũng có thể thấp thoáng xuất hiện những nét xanh tái.

Mặt đen:

Là triệu chứng của bệnh mạn tính. Những người bị các chứng bệnh như công năng của màng tuyến thượng thận bị giảm sút, công năng thận mạn tính không toàn vẹn, công năng của tâm phế mạn tính không toàn vẹn, gan bị cứng, bị ung thư gan.. đều có thể xuất hiện màu đen trên sắc mặt. Bệnh tình càng nặng, sắc mặt lại càng đen sạm.

Co-nhan-day-nhin-tuong-mat-ma-biet-benh

Mặt đen rất nguy hiểm, là triệu chứng bệnh mãn tính 

Cổ giữ có câu: "Màu đen xuất hiện ở thượng đình to bằng ngón chân cái, tất không ốm mà chết". "Thượng đình" ở đây chỉ vị trí cao nhất của phần mặt, tức phần trán. Ở chỗ đó mà xuất hiện màu đen thì đó là tín hiệu bệnh tình nguy hiểm, người bệnh thường sẽ suy thoái mòn mỏi mà chết.

Thân yếu cũng khiến sắc mặt đen.

Nhìn sắc mặt phải phân biệt được khách sắc trong thường sắc với bệnh sắc. Khách sắc là chỉ sắc mặt của người khoẻ mạnh có biến đổi theo thời tiết và khí hậu, hoắc thay đổi sắc mặt có tính tạm thời do uống rượu, do lao động, do những biến đổi về tâm tư tình cảm, do ra nắng.. gây nên, không thuộc bệnh sắc. 

Nhìn sắc mặt phải chú ý cả hai phương diện là "sắc" "trạch" (ánh lên). Nói chung, bất luận là màu sắc thế nào, nhưng thấy còn ánh lên sáng sủa, tươi tắn, hớn hở, thì chứng tỏ là biến đổi bệnh lý còn nhẹ, chưa sâu sắc, khí huyết chưa suy. Nếu sắc mặt u ám, ảm đạm, khô cằn, thì chứng tỏ bệnh tình đã trầm trọng, tinh khí đã tổn thương nặng.

Dũng Linh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang