Hướng sản phẩm sữa vào hợp chuẩn, hợp quy

author 10:33 30/11/2012

(VietQ.vn) - Theo quy định của nhà nước, các doanh nghiệp có thể tự công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa và tự chịu trách nhiệm trước cơ quan chức năng nhà nước và người tiêu dùng (NTD) về chất lượng sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, việc hướng các doanh nghiệp tới hợp chuẩn, hợp quy, thậm chí có nhiều mặt hàng bắt buộc phải theo hợp chuẩn, hợp quy là điều cần thiết để đảm bảo an toàn, sức khỏe NTD.

Trên thực tế, không hẳn doanh nghiệp nào cũng tự ý thức được việc sản xuất sản phẩm ra phải phù hợp tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn, sức khỏe NTD, đảm bảo môi trường, tiết kiệm năng lượng…Thậm chí, có những quy định khi đã ban hành rồi, các doanh nghiệp lại tìm đủ mọi đường, ngóc ngách để “né”, không muốn áp dụng.

Tuy nhiên, trên thế giới, có không ít các doanh nghiệp hàng đầu về quy mô sản xuất, sản phẩm, uy tín trên thế giới như: Toyota, Yamaha, Honda, Unilever,… không những họ tuân theo các chuẩn mực quốc tế, khu vực và các nước mà họ có thị trường. Các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu đó còn xây dựng riêng cho mình những bộ tiêu chí, tiêu chuẩn cao hơn các tiêu chí, tiêu chuẩn mà thế giới yêu cầu áp dụng. Các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đó là những yêu cầu chặt chẽ, khắt khe, vượt qua những điều chỉnh, quy định chung cần hướng đến.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument>  <w:View>Normal</w:View>  <w:Zoom>0</w:Zoom>  <w:PunctuationKerning/>  <w:ValidateAgainstSchemas/>  <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>  <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>  <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>  <w:Compatibility>   <w:BreakWrappedTables/>   <w:SnapToGridInCell/>   <w:WrapTextWithPunct/>   <w:UseAsianBreakRules/>   <w:DontGrowAutofit/>  </w:Compatibility>  <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument></xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles></xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]><style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable	[mso-style-name:"Table Normal";	mso-tstyle-rowband-size:0;	mso-tstyle-colband-size:0;	mso-style-noshow:yes;	mso-style-parent:"";	mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;	mso-para-margin:0in;	mso-para-margin-bottom:.0001pt;	mso-pagination:widow-orphan;	font-size:10.0pt;	font-family:"Times New Roman";	mso-ansi-language:#0400;	mso-fareast-language:#0400;	mso-bidi-language:#0400;]</style><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <o:shapedefaults v:ext="edit" spidmax="1026"/></xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <o:shapelayout v:ext="edit">  <o:idmap v:ext="edit" data="1"/> </o:shapelayout></xml><![endif]--><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><em><span style="font-family:Arial">BàThái Hương mong muốn,</span></em><span style="font-family:Arial"> hai bộ Công Thương và Y tế cần phối hợp với nhau để banhành một bộ chỉ tiêu bắt buộc đối với sản phẩm sữa. </span><br></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-family:Arial">Theo đó, trên bao bì, nhãnmác, phải đăng ký và thông tin đầy đủ thành phần nguyên liệu đầu vào. Nếu sữa“hoàn nguyên” thì nói là “hoàn nguyên”, sữa ở trang trại nào phải nói rõ trangtrại đó, mua sữa của nông dân cũng phải nói là mua của nông dân.</span></p>

BàThái Hương mong muốn, hai bộ Công Thương và Y tế cần phối hợp với nhau để ban hành một bộ chỉ tiêu bắt buộc đối với sản phẩm sữa.

Theo đó, trên bao bì, nhãn mác, phải đăng ký và thông tin đầy đủ thành phần nguyên liệu đầu vào. Nếu sữa “hoàn nguyên” thì nói là “hoàn nguyên”, sữa ở trang trại nào phải nói rõ trang trại đó, mua sữa của nông dân cũng phải nói là mua của nông dân...

Tại Việt Nam, một trường hợp rất hi hữu và chưa có tiền lệ trong ngành sữa là gần đây, lãnh đạo Tập đoàn TH và thương hiệu sữa tươi sạch TH True Milk đã gửi văn bản, kiến nghị lên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về an toàn thực phẩm về việc công bố và ghi nhãn rõ ràng đối với sản phẩm sữa.

Theo nhận định của Tập đoàn này, hiện nay, TCVN 7029:2002 đã có định nghĩa về “sữa hoàn nguyên”. Tuy nhiên, Thông tư ban hàng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng số 30/2010/TT – BYT lại không đề cập đến “sữa hoàn nguyên” mà chỉ có khái niệm chung về các loại sữa tiệt trùng với nội dung chưa rõ ràng. Chính sự khác biệt rát lớn giữa giá cả và chất lượng nguyên liệu đầu vào này cùng với sự không đồng bộ trong các quy định nêu trên dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạng, gây bất ổn, làm ảnh hưởng tới tâm lý và quyền lợi NTD cũng như ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất nghiêm túc, có định hướng phát triển bền vững.

Với đề nghị này, ngay lập tức TH đã bị mang tiếng là “chơi trội” khi có nhiều doanh nghiệp ngành sữa đã có tuổi đời, tuổi nghề khá lớn nhưng chưa bao giờ thực hiện việc đề xuất như vậy.

Trả lời câu hỏi của PV Chất lượng Việt Nam tại Hội thảo quốc tế về sữa tại Việt Nam và lễ ra mắt sản phẩm mới của TH True Milk diễn ra cuối tháng 11/2012 vừa qua, bà Thái Hương – Tổng giám đốc Nhân hàng TMCP Bắc Á, Chủ tịch Tập đoàn TH cho rằng, TH muốn đem những dòng sữa sạch, chất lượng tốt nhất phục vụ NTD. Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn sữa sạch nên tôi mong rằng, các cơ quan chức năng nên có quy định là nhà sản xuất phải có trách nhiệm ghi rõ thông tin về sản phẩm trên bao bì để NTD lựa chọn.

Theo bà Thái Hương, chất lượng sản phẩm sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố chính là quy trình chế biến và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào (sữa tươi nguyên chất hoặc sữa bột).

Về quy trình chế biến thì các doanh nghiệp sữa Việt Nam cơ bản đã sử dụng công nghệ chế biến hiện đại theo tiêu chuẩn thế giới…, ngoại trừ một vài cơ sở nhỏ sử dụng dây chuyền sản xuất sữa thanh trùng của Trung Quốc.

Lãnh đạo Chính phủ đánh giá cao sự đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất sữa sạch của Tập đoàn TH
Lãnh đạo Chính phủ đánh giá cao sự đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất sữa sạch của Tập đoàn TH

“Mặc dù chất lượng và giá thành sản phẩm sữa đang phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thứ hai là nguyên liệu đầu vào, song quy định của Việt Nam lại chưa đề cập đến “sữa hoàn nguyên” (sản phẩm sữa được chế biến bằng cách pha trộn từ sữa bột và chất béo sữa các loại, nước, có thể cho thêm phụ liệu) mà chỉ có khái niệm chung về các loại sữa tiệt trùng với nội dung chưa rõ ràng. Chính vì sự khác biệt rất lớn giữa giá cả và chất lượng nguyên liệu đầu vào cùng với sự không đồng bộ trong các quy định, đã dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguyên liệu là sữa tươi nguyên chất”, bà Hương nói.

Cũng theo bà Hương, các cơ quan chức năng sớm xem xét, rà soát lại các tiêu chuẩn, quy định cụ thể về quy cách đặt tên sản phẩm thế nào là “sữa tươi”, “sữa hoàn nguyên”, cũng như cần ban hành và định nghĩa rõ ràng các tiêu chí về dòng sữa nước.

Hiện tại, trên thị trường Việt Nam, các dòng sữa bột nhập ngoại đã ghi đầy đủ các tiêu chuẩn như xuất xứ nguyên liệu đầu vào, dòng sữa nước chiếm lớn nhất, cũng cần phải ghi rõ các tiêu chí để đảm bảo quyền lợi của NTD và doanh nghiệp. Bên cạnh các quy định hiện có trên bao bì sản phẩm như tên gọi, thành phần dinh dưỡng…, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm công khai rõ xuất xứ nguồn nguyên liệu đầu vào trên bao bì nhãn mác để NTD biết. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền đảm bảo về tính chính xác của các thông tin cũng như bảo hộ trương hiệu của sản phẩm đó. Cơ quan chức năng nhanh chóng thành lập các ban liên ngành, để tiến hành kiểm tra, rà soát lại thị trường sữa, phân loại tất cả các sản phẩm đủ tiêu chuẩn lưu hành và cấm bán các sản phẩm sữa không đủ tiêu chuẩn lưu hành. Từ đó mới đảm bảo quyền lợi của NTD cũng như ổn định và tạo môi trường phát triển lành mạnh cho ngành sữa ở Việt Nam.

Nguyễn Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang