Nghiên cứu mới phát hiện tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào ban đêm, tăng nguy cơ tử vong
Phát triển ngành Halal Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại và bền vững
Nghiên cứu về chiến lược tiêu chuẩn hoá của Hàn Quốc
Nghiên cứu mới phát hiện tác hại của lượng đường dư thừa đối với tế bào não
Nghiên cứu của Đại học Flinders phân tích, hơn 13 triệu giờ dữ liệu thu thập từ các máy cảm biến ánh sáng do 89.000 người đeo, phát hiện ra rằng những người tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có nguy cơ tử vong cao hơn 21 - 34%, trong khi nếu tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào ban ngày làm giảm nguy cơ tử vong 17 - 34%.
Nghiên cứu giải thích việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm làm suy yếu tín hiệu của cơ quan tạo nhịp sinh học trung tâm, dẫn đến gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể, thay đổi chu kỳ thể chất, tinh thần và hành vi trong 24 giờ.
Ông Sean Cain, chuyên gia về giấc ngủ, tác giả nghiên cứu, cho biết ánh sáng tiếp xúc không đúng thời điểm có thể phá vỡ nhịp sinh học, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau bao gồm bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch, các vấn đề về sức khỏe tâm thần và làm tăng nguy cơ tử vong.
Những phát hiện này chứng minh tầm quan trọng của việc duy trì môi trường tối trong đêm khuya và tìm kiếm ánh sáng mạnh vào ban ngày để tăng cường nhịp sinh học.
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 89.000 người tham gia trong độ tuổi từ 40 - 69. Những người này đeo cảm biến ánh sáng trên cổ tay thuận trong 7 ngày khi sinh hoạt bình thường, từ năm 2013 đến năm 2016. Tỉ lệ tử vong của những người tham gia đã được theo dõi trong thời gian 8 năm.
Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mạnh ban đêm có thể gây tử vong. Ảnh minh họa
Trong diễn biến liên quan tới việc tiếp xúc với nhiều ánh sáng nhân tạo mạnh Bệnh viện Vinmec cũng thông tin, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế Journal of Clinical Sleep Medicine và đánh giá của dữ liệu vệ tinh, những người ở những khu vực có ánh sáng rực rỡ có xu hướng dùng những loại thuốc ngủ kéo dài và dùng liều cao hơn những người không tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm.
Để đưa ra kết luận, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu của hơn 50.000 người trưởng thành từ 60 tuổi trở lên và so sánh mức độ tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm của họ với việc sử dụng 2 loại thuốc ngủ là zolpidem và triazolam. Các tác giả nghiên cứu cho biết kết quả dường như xác nhận rằng ô nhiễm ánh sáng có thể làm suy giảm sức khỏe người tiếp xúc. Những người sống trong khu vực được thắp sáng vào ban đêm với nhiều biển hiệu đèn neon và đèn đường có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về giấc ngủ hơn.
Mặc dù nghiên cứu không chứng minh cụ thể mối quan hệ nguyên nhân và kết quả, tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng ánh sáng cường độ cao vào buổi tối sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Chẳng hạn như những người tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào ban đêm có nhiều khả năng không hài lòng với số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ của họ hơn 13% và than phiền về việc mất ngủ ban đêm.
Ở một khu vực thành thị, tất cả mọi người có xu hướng ngủ ngắn hơn nhiều và mất ngủ ban đêm vì đó là một môi trường bận rộn, sôi động, chúng ta thức khuya hơn vào ban đêm và thường tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ ngay từ bên trong căn hộ hoặc ngôi nhà của mình.
Nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể hoặc chu kỳ ngủ/thức sẽ khiến chúng ta cảm thấy tỉnh táo hơn hoặc buồn ngủ hơn, tùy thuộc vào thời gian trong ngày. Sau khi thức từ 16 giờ trở lên mỗi ngày, việc nghỉ ngơi được xem là cách cân bằng nội môi để cơ thể duy trì hoạt động. Ngoài ra, mức độ melatonin - một hormone thúc đẩy giấc ngủ sẽ tăng vào buổi tối, trong khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ làm chậm quá trình giải phóng hormone đó gây mất ngủ ban đêm.
An Dương (T/h)