Quảng Ninh tiêu hủy lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu

author 14:15 21/11/2022

(VietQ.vn) - Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh cho biết đơn vị vừa tổ chức tiêu hủy hàng hóa vi phạm đợt 2 năm 2022. Các sản phẩm tiêu hủy đều không rõ nguồn gốc, nhập lậu.

Quảng Ninh tiêu hủy lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc

Theo đó, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh đã phối hợp Sở Tài chính, Viện kiểm sát và Hải quan Quảng Ninh tiến hành tổ chức họp Hội đồng tiêu hủy đảm bảo theo đúng quy trình, quy định, vệ sinh môi trường. Các mặt hàng bị tiêu hủy đều là tang vật vi phạm hành chính tập trung đối với các mặt hàng không rõ nguồn gốc, nhập lậu… như rượu, nước giải khát, bánh kẹo, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ điện tử… với tổng giá trị gần 2 tỷ đồng. Trong đó, thuốc lá 400 triệu đồng, kít test nhanh trị giá ước 450 triệu đồng, mỹ phẩm trị giá 120 triệu đồng, đồ điện tử trên 50 triệu đồng…

Theo Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh, đây là những mặt hàng không rõ nguồn gốc, hàng không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường được các đội quản lý thị trường các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, phát hiện và thu giữ.

 Lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc bị tiêu hủy. Ảnh: Cục QLTT Quảng Ninh

Toàn bộ hàng hóa được tiêu hủy tại Công ty Cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh (xi măng Lam Thạch) và được giám sát bởi lực lượng chức năng Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh. Công tác tiêu hủy được tiến hành công khai, sau đó được niêm phong, vận chuyển về địa điểm xử lý, tùy loại mặt hàng sẽ được xử lý, chôn lấp theo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tính đến hết tháng 10/2022, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh đã tiến hành kiểm tra 689 vụ, xử lý 561 vụ, 529 đối tượng, 667 trường hợp vi phạm, xử phạt với tổng số tiền gần 15 tỷ đồng.


 

Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là gì?

Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính; trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

“Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường; không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất; hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa; bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa; bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng; hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa; và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.”

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào?

Hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, tùy tính chất, mức độ của hành vi; mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật

Xử phạt hành chính: Người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sẽ bị xử lý hành chính theo quy định; tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP

“Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều; này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều; này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;

b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;

c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này; Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng; để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm; quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người; vật nuôi, cây trồng và môi trường; đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp; có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

 An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang