Quy chế tổ chức và hoạt động Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án
36 dự án tranh tài vòng chung kết 'Khởi nghiệp xanh - phát triển bền vững'
Cú hích bất ngờ cho dự án cầu Tứ Liên và đòn bẩy tăng trưởng khu Đông Bắc Thủ đô
Dòng tiền cuối năm đua nhau đổ về dự án Top 1 Vinhomes Grand Park
Quy chế quy định về nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ và quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án (gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
Theo đó, Ban Chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên; bảo đảm yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thành viên được pháp luật quy định.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đề cao trách nhiệm cá nhân trong hoạt động của Ban Chỉ đạo và trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.
Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo; thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về những nhiệm vụ được phân công.
Ban Chỉ đạo làm việc theo các hình thức như tổ chức phiên họp định kỳ, cuộc họp đột xuất, hội nghị (trực tiếp hoặc trực tuyến), tổ chức các đoàn làm việc tại bộ, ngành, địa phương và cho ý kiến bằng văn bản.
Quy chế nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo
Cụ thể, Trưởng Ban Chỉ đạo lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo. Chỉ đạo tổ chức các đoàn làm việc, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.
Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập, chủ trì, kết luận các cuộc họp, làm việc của Ban Chỉ đạo để quyết định những vấn đề theo nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ thì chỉ đạo các bộ, cơ quan nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối các hoạt động của Ban Chỉ đạo; xem xét, giải quyết các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo; thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì và điều phối hoạt động chung của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền. Tham mưu, giúp Trưởng ban tổ chức các đoàn làm việc với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để khảo sát, nghiên cứu, tổng hợp, phân loại các dự án đang gặp vướng mắc theo từng nhóm vấn đề; tham mưu Trưởng ban phân công thành viên Ban Chỉ đạo hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ phân công các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xác định nguyên nhân vướng mắc, đề xuất giải pháp xử lý theo từng nhóm vấn đề.
Các thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác và kết quả các nhiệm vụ được phân công. Tham gia công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc rà soát, thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án; chỉ đạo nghiên cứu tháo gỡ, hướng dẫn cho các bộ, ngành, địa phương đối với các nhóm vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý của bộ, cơ quan mình. Đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ đạo các chủ trương, chính sách, giải pháp để triển khai nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ tham mưu xây dựng kế hoạch làm việc của Ban Chỉ đạo với các bộ, ngành, địa phương và đối tượng có liên quan để khảo sát, rà soát, tổng hợp các dự án vướng mắc; phân loại các nhóm vấn đề và dự kiến thành viên Ban Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất phương án, tham mưu Trưởng ban báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất đối với các nhóm vấn đề không thuộc phạm vi bộ, cơ quan do thành viên Ban Chỉ đạo quản lý.
Thành Long