Sữa ngô và cơ sở sản xuất sữa ngô phải đạt ‘chuẩn’ nào?

author 11:15 30/01/2018

(VietQ.vn) - Sữa ngô là một loại thức uống thuộc nhóm nước giải khát không cồn, nên sẽ phải đảm bảo các quy định về chất lượng trước khi được đưa ra thị trường.

Sự kiện: CỔNG THÔNG TIN PHỤC VỤ DOANH NGHIỆP - http://doanhnghiep.vietq.vn/

Sữa ngô phải đảm bảo tiêu chuẩn nào?

Cuộc sống ngày nay ngày càng đa dạng hóa. Cùng với sự phát triển đó, các nguồn thực phẩm cũng đa dạng theo. Bắt buộc các doanh nghiệp phải sản xuất ra lượng thực phẩm ngon, bổ dưỡng để cung ứng nhu cầu. Trong đó, sữa ngô đang được xem là loại thực phẩm thức uống thịnh hành trên thị trường.

Theo đó, sữa ngô là một loại thức uống thuộc nhóm nước giải khát không cồn, nên sẽ công bố Hợp quy theo QCVN 6-2/2010/BYT.

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 chính thức có hiệu lực. Để hướng dẫn thực hiện luật An toàn thực phẩm Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Theo đó các đơn vị là cá nhân, tổ chức, công ty sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thực phẩm bắt buộc phải xin Giấy phép chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở Công Thương quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất sữa bắp.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực 3 năm. Việc xin giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở là việc cần làm đầu tiên và bắt buộc đối với cơ sở sản xuất thực phẩm.

Sữa ngô phải phù hợp với quy định QCVN 6-2/2010/BYT. Ảnh Hùng Cường

Trình tự hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để công bố chất lượng sữa ngô: Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh (2 bản sao y công chứng); Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (2 bản sao y công chứng); Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (2 bản sao y công chứng);

Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Bản thông tin chi tiết sản phẩm; Nội dung ghi nhãn của sản phẩm; Kế hoạch giám sát định kỳ; Kế hoạch kiểm tra chất lượng định kỳ; Quy trình sản xuất sản phẩm và thuyết minh quy trình.

Doanh nghiệp muốn sản xuất sữa ngô phải đạt điều kiện gì?

Doanh nghiệp muốn sản xuất sữa ngô bắt buộc phải đăng ký Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Để xin được Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thì cơ sở phải đảm bảo các điều kiện:

Địa điểm, môi trường, diện tích khu vực sản xuất: Thích hợp, không bị ô nhiễm, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.

Thiết kế, bố trí nhà xưởng: Phù hợp với công suất sản xuất, bố trí theo nguyên tắc một chiều, các khu vực phải tách biệt nhau, cống rãnh và hệ thống thoát nước, kho, khu vực xử lí chất thải…

Nhà vệ sinh, khu vực thay đồ, bảo hộ: Nằm ngoài khu vực sản xuất, có trang bị đầy đủ các thiết bị: nước rửa tay, bồn rửa, móc treo đồ, có cửa khép kín.

Hệ thống cung cấp nước: Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nước để rửa các dụng cụ…

Thiết bị, dụng cụ sản xuất, bao gói, bảo quản, vận chuyển: Có đủ các trang thiết bị phù hợp từng khâu sản xuất, bao gói, bảo quản, vận chuyển và có thiết bị khử trùng, nước khử trùng, thiết bị phòng chống côn trùng, đèn diệt côn trùng…

Đối với chủ doanh nghiệp và nhân viên: Có tập huấn về kiến thức sản xuất các sản phẩm thực phẩm (3 năm/1lần), có khám sức khỏe định kỳ (6 tháng – 1 năm/ 1lần).

Thực phẩm bẩn đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Đặc biệt đối với những sản phẩm sữa ngô không đảm bảo vệ sinh, pha hóa chất đang được bán rất nhiều trên thị trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì vậy, các cơ quan ban ngành đang vào cuộc quyết liệt và xử phạt rất nghiêm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì mức phạt từ cảnh cáo đến đóng cửa và phạt hành chính lên đến 200 triệu (mức phạt quy định chi tiết trong Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm) của Chính phủ.

Hùng Cường

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang