Da tổn thương nghiêm trọng do tiếp xúc với kiến ba khoang
Thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Indonesia điều trần vụ việc điều tra gia hạn tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS
Cảnh báo nguy hiểm khi dùng thuốc nam điều trị suy thận
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Kim Dung, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh cho biết, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 10-15 ca phồng rộp, nhiễm trùng da do kiến ba khoang vào mùa.
Theo bác sĩ Dung, chất pederin trong dịch tiết của kiến ba khoang là loại axit có độc tính mạnh gấp 10-15 lần nọc độc của rắn hổ mang, nhưng lượng chất độc này trong cơ thể kiến ba khoang rất ít, chỉ tiếp xúc ngoài da, không đủ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trước đó, trường hợp D.T.O. (nữ, 29 tuổi, trú tại Yên Lạc, Vĩnh Phúc) có tiền sử dị ứng với côn trùng. Sáng cùng ngày nhập viện, người bệnh bị kiến ba khoang đốt, 10 phút sau xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa toàn thân, đau tức ngực, khó thở.
Sau đó, người nhà nhanh chóng đưa người bệnh vào Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc cấp cứu. Tại đây, người bệnh xuất hiện rối loạn nhịp tim, ngừng tuần hoàn. Nhân viên y tế đã xử trí theo phác đồ phản vệ của Bộ Y tế, thực hiện ép tim ngoài lồng ngực tái lập tuần hoàn, duy trì truyền dịch adrenaline và lập tức chuyển người bệnh đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo khuyến cáo của chuyên gia Nguyễn Thị Kim Dung, người bệnh không nên dùng tay không để bắt hoặc giết kiến ba khoang. Nếu có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ cần rửa sạch tay hoặc vùng tiếp xúc với kiến bằng xà phòng, hạn chế sờ, cào gãi da. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế khi xuất hiện các chùm mụn mủ trên da để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, nhất là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, người bệnh không nên dùng tay không để bắt hoặc giết kiến ba khoang.
Để đề phòng kiến ba khoang, bác sĩ Dung khuyến cáo người dân lắp đặt lưới chống côn trùng ở các cửa; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, quang đãng, phun thuốc diệt côn trùng, đóng kín cửa buổi tối và hạn chế ánh sáng trắng từ đèn huỳnh quang giảm thu hút côn trùng. Luôn giũ quần áo, khăn tắm, chăn màn trước khi sử dụng để tránh kiến ba khoang ẩn nấp bên trong.
ThS. BSCKI. Trừ Văn Trưởng - Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Người bệnh bị sốc phản vệ mức độ rất nặng, mạch nhanh, huyết áp giảm 70/40 mmHg và có duy trì các thuốc vận mạch từ trung tâm y tế huyện chuyển lên. Người bệnh được tiếp tục duy trì theo phác đồ phản vệ, xử trí lọc máu liên tục phối hợp dùng các thuốc vận mạch huyết động. Hiện tại sức khỏe người bệnh đã ổn định và có thể ra viện trong 1 vài ngày tới.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi bị côn trùng đốt, đặc biệt là trường hợp đã có tiền sử dị ứng trước đó, khi xuất hiện các triệu chứng như: phát ban, nổi mẩn ngứa trên cơ thể, khó thở, đau tức ngực, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ngất xỉu… cần vào các cơ sở y tế để được đánh giá, xử trí và điều trị kịp thời.
Thanh Hiền (t/h)