Nguy hại khôn lường vì hay cáu giận

author 13:14 11/03/2015

(VietQ.vn) - Có rất nhiều thói quen có hại cho sức khỏe, và một trong số đó chính là việc thường xuyên tức giận. Tức giận là trạng thái cảm xúc thường gặp ở nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết đến mối nguy hại của nó.

Tức giận là cảm xúc thường bắt gặp ở nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng tức giận chính là thói quen có hại cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu tác hại của cơn nóng giận.

Nóng giận làm tổn thương gan, phổi

Theo tin tức báo Dân Trí, khi tức giận, cơ thể sẽ bài tiết ra một loại chất gọi là ‘catecholamine’, tác dụng với hệ thống thần kinh trung ương, làm cho đường huyết tăng cao, tăng cường acid béo phân giải, độc tố trong tế bào gan và huyết dịch cũng theo đó tăng lên. 

Thói quen có hại cho sức khỏe chính là việc thường xuyên tức giận

Thói quen có hại cho sức khỏe chính là việc thường xuyên tức giận

Hơn nữa, khi tức giận, hô hấp sẽ vội vàng, thậm chí xuất hiện hiện tượng hoán đổi khí quá độ. Bao phổi không ngừng khuếch trương, không có thời gian thu co, tức là không có được thư giãn và nghỉ ngơi nên có, từ đó nguy hại đến sức khỏe của phổi.

Tổn hại hệ thống miễn dịch

Cơn nóng giận xảy ra thì  đại não sẽ ra mệnh lệnh cho cơ thể chế tạo ra một loại chất cortisol do cholesterol chuyển hóa thành. Loại chất này nếu tích lũy trong cơ thể quá nhiều sẽ gây chướng ngại cho sự hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm cho sức đề kháng cơ thể thấp đi.

Cơ tim thiếu ô xy, tế bào não bị suy thoái

Đại lượng huyết dịch chảy về đại não và phần mặt sẽ làm cho huyết dịch cung ứng cho tim giảm bớt từ đó dẫn đến cơ tim thiếu ô xy. Tim để đáp ứng nhu cầu cơ thể, chỉ có cách làm việc gấp lên nhiều lần, từ đó làm cho nhịp tim không đập nhịp nhàng.

Cùng lúc đó, đại lượng huyết dịch chạy dồn về não cũng sẽ làm cho áp lực của huyết quản não tăng lên. Lúc này trong huyết dịch hàm chứa độc tố nhiều nhất, ô xy ít nhất, không khác gì một ‘vị thuốc độc’ cho não.

Cách kiểm soát cơn nóng giận

Đầu tiên, khi nóng giận hãy thở sâu. Hít vào và thở ra thật sâu từ cơ hoành. Khi cơ hoành nâng lên, không khí bị đẩy ra, các nội tạng bị kéo theo, bụng thót lại. Cách thở này không chỉ cung cấp thêm oxy cho cơ thể, mà còn tạo sự hưng phấn cho trung tâm hô hấp ở hành tủy, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật, tăng cường tuần hoàn và làm cho thần kinh ổn định.

Kiểm soát cơn nóng giận để tránh thói quen có hại cho sức khỏe này

Kiểm soát cơn nóng giận để tránh thói quen có hại cho sức khỏe này

Nếu thấy tức giận vượt ngoài tầm kiểm soát, hãy thay đổi hoàn cảnh bằng cách ra khỏi phòng và đi bộ thư giãn. Không những thế, lúc đang nóng giận hãy tập trung vào những việc khác hay đếm số từ 1 đến 10 rồi đếm lại. Cố gắng giữ trạng thái bình bĩnh.

Tập thể dục thường xuyên. Các hoạt động thể lực thường xuyên, đều đặn mỗi ngày sẽ giúp làm giảm căng thẳng rất tốt. Ngoài ra, để kiểm soát tốt tức giận, cần cải thiện kỹ năng giao tiếp. Việc đầu tiên khi một cuộc thảo luận trở nên căng thẳng thì làm cho nó bớt căng. Cần lắng nghe một cách tích cực để tìm hiểu nguyên do tức giận. Lắng nghe tích cực sẽ giúp hiểu thấu đáo sự việc hơn, khách quan hơn, do đó giải tỏa được sự bực tức, theo Tuổi Trẻ.

Ngọc Lưu (t/h)

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang