Siro gạo lứt có thể liên quan đến căn bệnh cứ 6 giây có một người tử vong

author 14:45 22/03/2019

(VietQ.vn) - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc sử dụng nhiều siro gạo lứt ở mức độ quá mức cho phép có thể gây tăng đường huyết, béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Gạo lứt từ lâu đã được người tiêu dùng lựa chọn, sử dụng. Loại này không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, giúp duy trì cuộc sống hằng ngày như các loại gạo khác mà tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe của con người cũng rất nhiều.

Gạo lứt còn được gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Chính vì vậy mà gạo lứt rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.

Thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion(GSH), kali và natri.

Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng gạo lứt ở dạng siro thì lại không hề tốt như nhiều người tưởng.

Dùng siro gạo lứt có thể gây bệnh tiểu đường

Dùng siro gạo lứt có thể gây bệnh tiểu đường 

Siro gạo lứt chứa ít chất dinh dưỡng

Mặc dù gạo lứt rất bổ dưỡng, nhưng ở dạng siro lại chứa rất ít chất dinh dưỡng. Siro gạo lứt được sản xuất bằng cách cho gạo đã nấu chín vào các enzyme phá vỡ tinh bột thành các loại đường nhỏ hơn, sau đó lọc ra các tạp chất. Siro gạo lứt chứa ba loại đường maltotriose (52%), maltose (45%) và glucose (3%), trong đó maltotriose gồm ba phân tử glucose. Bên cạnh đó, siro gạo cũng có một lượng nhỏ khoáng chất như canxi và kali.

Siro gạo lứt có thể gây tiểu đường

Trong siro gạo lứt có chứa đường glucose và fructose. Fructose tuy không làm tăng lượng đường trong máu bằng glucose, nhưng glucose có thể được chuyển hóa bởi mọi tế bào trong cơ thể, còn fructose chỉ có thể được chuyển hóa với lượng vừa phải bởi gan. Do đó, glucose không có tác động tiêu cực đến chức năng gan.

Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng lượng đường fructose quá mức có thể là một trong những nguyên nhân cơ bản của bệnh tiểu đường tuýp 2. Lượng đường fructose cao có liên quan đến tình trạng kháng insulin, gan nhiễm mỡ và tăng mức chất béo trung tính.

Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF) hiện toàn thế giới có trên 415 triệu người bị tiểu đường và con số này sẽ tiếp tục tăng lên 642 triệu người trong năm 2040. Đáng sợ hơn là cứ 6 giây có 1 người tử vong, căn bệnh tiểu đường đang trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. 

Cảnh giác người lạ tự nhiên làm quen vì có thể bị chuốc thuốc mê cướp tài sản(VietQ.vn) - Công an TP HCM cảnh báo tới người dân cần tuyệt đối cảnh giác với người lạ tự nhiên làm quen vì có thể bị bỏ thuốc mê để cướp tài sản.

Siro gạo lứt làm tăng đường huyết

Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo mức độ nhanh chóng của thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc ăn nhiều thực phẩm có GI cao có thể gây béo phì. Khi ăn thực phẩm có GI cao, lượng đường trong máu và insulin tăng vọt dẫn đến đói và thèm ăn.

Theo cơ sở dữ liệu GI của Đại học Sydney, siro gạo lứt có chỉ số đường huyết rất cao: 98. Chỉ số này cao hơn nhiều so với đường ăn có GI 60 – 70 và cao hơn hầu hết các chất làm ngọt khác trên thị trường. Nếu dùng siro gạo có thể dễ dàng dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang