Liệt những dòng ô tô hiện đại có thể bị lấy trộm chỉ trong ‘tích tắc’

author 15:00 12/08/2019

(VietQ.vn) - Điều khiển ô tô từ xa và khởi động xe bằng nút bấm là hai công nghệ hiện đại được nhiều hãng xe trang bị. Tuy nhiên dù hiện đại tới đâu thì vẫn bị mất cắp như thường.

Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy

Mới đây, để có câu trả lời chính xác trên, What Car đã tiến hành một thử nghiệm về khả năng đánh cắp 8 xe hiện đại trang bị hai công nghệ mở khóa bằng nút bấm và điều khiển từ xa. Kết quả chỉ cần vài giây là có thể bẻ khóa và đột nhập vào xe bằng thiết bị chuyên dụng.

Theo đó, DS3 Crossback Ultra Prestige là xe dễ đánh cắp nhất. Nhóm thực nghiệm mất chưa tới 5 giây bẻ khóa, và cần thêm 5 giây lái xe đi. Theo đó, xe Land Rover Discovery Sport 2018 cũng dễ đột nhập, cần 10 giây bẻ khóa và 20 giây lái xe đi.

Tuy nhiên, những xe dùng thiết bị xác thực (key fob) với công nghệ phát hiện chuyển động lại khó đánh cắp hơn. Khi xe đã đỗ, thiết bị xác thực sẽ ngừng truyền tín hiệu nên rất khó bẻ khóa.

 Nhiều ô tô sử dụng công nghệ mở khóa bằng nút bấm và điều khiển từ xa nhưng vẫn rất dễ bị lấy cắp

Thiết bị xác thực có trên xe Audi, BMW, Ford và Mercedes. Nhóm thực nghiệm không thể đột nhập và đánh cắp được Audi TT RS Roadster, BMW X3, Ford Fiesta và Mercedes A-Class khi thiết bị xác thực không hoạt động.

Tuy nhiên, thiết bị xác thực mang theo người sẽ phát tín hiệu khi chủ xe di chuyển. Nếu kẻ trộm thu được tín hiệu này, chúng dễ dàng đánh cắp xe.

Nhóm thực nghiệm mất 5 giây đột nhập TT RS Roadster và thêm 5 giây lái xe đi. Cả BMW X3 và Ford Fiesta đều mất 40 giây đột nhập và thêm 20 giây lái xe đi. Mercedes A-Class cần 30 giây đột nhập và thêm 20 giây lái xe đi.

Chỉ duy nhất Land Rover Discovery là không thể lấy trộm. What Car cho biết, hãng xe Anh sử dụng công nghệ truyền tín hiệu băng tần siêu rộng trên các mẫu xe hiện đại. Chìa khóa sẽ truyền nhiều dải tín hiệu nên rất khó thu được. Nếu không bắt được tín hiệu này, kẻ đột nhập không thể lừa cho xe khởi động. Theo đó, nhóm thực nghiệm cần 20 giây đột nhập vào Land Rover Discovery nhưng không thể lái xe đi.

Nhà sản xuất thừa nhận có kẽ hở, đặc tính kỹ thuật của công nghệ điều khiển này khiến việc ra lệnh khóa/mở cửa xe đã không thể thực hiện. Phần lớn trường hợp nhấn nút khóa trên chìa khóa điều khiểu từ xa nên chắc mẩm xe đã được khóa, nhưng khi quay trở lại thì đồ đạc quý giá trong xe đã "không cánh mà bay".

Những điều 'cấm kỵ' tài xế làm khi lái xe ô tô ban đêm(VietQ.vn) - Lái ô tô buổi tối được xem là thử thách không chỉ với “tài mới” mà ngay cả “lái già”. Do đó, khi lái ban đêm tài xế nhất định phải biết một số việc không nên làm vì rất dễ xảy ra tai nạn.

Theo các chuyên gia về ô tô, phần lớn chìa khóa điều khiển từ xa đang được dùng trên các dòng xe ô tô đều sử dụng sóng AM (giống sóng trên kênh AM của radio) để phát ra một bước sóng ngắn trùng khớp với sóng đã lưu trữ trong ô tô và ra lệnh đóng/mở cửa xe từ một khoảng cách nhất định.

Trong một số trường hợp, chìa khóa điều khiển từ xa có thể không hoạt động khi bị che khuất bởi vật bằng kim loại, xe đậu gần tháp truyền hình, trạm radio, nguồn phát điện, sân bay hoặc các thiết bị phát sóng điện từ mạnh khác. Thậm chí khi được đặt gần các chìa khóa điều khiển từ xa khác hoặc khi chìa khóa điện khác có khả năng phát sóng radio được sử dụng cùng lúc.

Trưởng phòng kỹ thuật dịch vụ Công ty ôtô Toyota VN Mai Ngọc Tý cho biết, nếu trong cùng một khoảng thời gian cả hai chìa khóa của cùng một hãng xe đều bật và phát tín hiệu thì bộ nhận tín hiệu của chiếc xe sẽ nhận được một sóng bị nhiễu không khớp với tín hiệu đã đăng ký trong xe nên trong trường hợp này cửa sẽ không đóng/mở. Cũng có trường hợp tần số sóng radio (từ thiết bị nào đó) nhỏ hơn tần số phát ra từ chìa khóa điều khiển từ xa của xe thì xe cũng không thể mở/khóa cửa. 

Người dùng khi khóa xe tốt nhất nên kiểm tra lại cửa đã thật sự khóa chưa hay đèn hiệu nhấp nháy, kèn xe báo theo đúng hướng dẫn kèm theo xe hay chưa để tránh rủi ro. 

Còn liên quan tới hệ thống khởi động bằng nút bấm, trước đó, Trung tâm thông tin tội phạm quốc gia Mỹ (NICB) đã thông báo rằng họ đã phát hiện một thiết bị có tên gọi “Mystery Device” được những tên trộm sử dụng để đánh cắp những xe ô tô có lắp hệ thống khởi động bằng nút bấm. 

Theo đó, thiết bị mới này có khả năng ăn cắp sóng, mã hóa và sử dụng chính tần số sóng thu thập được để mở khóa một chiếc xe chẳng khác nào chìa khóa nguyên bản của hãng mà không để lại dấu vết nào.

Cụ thể, theo cảnh báo từ NICB, thiết bị mới này hoạt động với 2 giai đoạn. Đầu tiên, nó sẽ nhận diện tín hiệu của chìa khóa điều khiển từ khoảng cách 3 mét. Những tín hiệu nhận diện sẽ được chuyển qua một hộp “tái lập tín hiệu”. Tại đây, những tín hiệu thu được sẽ được chuyển hóa thành "chìa khóa" giúp những tên trộm dễ dàng mở khóa và khởi động chiếc xe vừa bị thu mã một cách dễ dàng và lấy đi chiếc xe của người dùng trong "nháy mắt".

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang