Tên lửa R-36M2: 'Quỷ sa tăng' đáng sợ nhất thế giới

author 19:03 01/02/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa R-36M2 của Nga có sức hủy diệt kinh hoàng ở cự ly 16000km, xứng đáng với mệnh danh “quỷ sa tăng” lớn nhất thế giới.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Thông tin trên Zing News, tên lửa R-36M2 có trọng lượng phóng tới 211 tấn và là tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất mà con người từng chế tạo. Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), R-36M2 (SS-9 Scarp) do Phòng thiết kế KB Yuzhnoye, Liên Xô phát triển. Thiết kế sơ bộ hoàn thành trong tháng 4/1962, thử nghiệm trong giai đoạn 1963-1966. Quân đội Liên Xô triển khai vũ khí này từ năm 1967.

Tên lửa R-36M2 có chiều dài 32,2 m, đường kính 3 m, trọng lượng phóng 183,9 tấn. Tên lửa có tầm bắn từ 10.000 đến 12.000 km tối đa 16.000 km. Đây cũng là tên lửa liên lục địa có tầm bắn xa nhất thế giới. Nó có tốc độ tái nhập bầu khí quyển rất lớn cùng hệ thống mồi bẫy tinh vi nên rất khó đánh chặn. Nó có thể mang theo từ một tới 5 đầu đạn hạt nhân độc lập với đương lượng nổ 12 đến 18 Mt mỗi đầu đạn.

 Tên lửa R-36M2 có chiều dài 32,2 m, đường kính 3 m, trọng lượng phóng 183,9 tấn. Ảnh: Zing News

 Tên lửa R-36M2 có chiều dài 32,2 m, đường kính 3 m, trọng lượng phóng 183,9 tấn. Ảnh: Zing News

Năm 1969, Liên Xô phát triển phiên bản nâng cấp R-36M (SS 18 Satan) với nhiều tính năng ưu việt hơn nhằm thay thế R-36. Tên lửa R-36M2 sử dụng nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn có chiều dài 34,3 m, đường kính 3 m, trọng lượng phóng 211,1 tấn. Theo Military-today, SS-18 là tên lửa liên lục địa nặng nhất mà con người từng chế tạo.

Các chuyên gia trang bị cho SS-18 hệ thống dẫn hướng quán tính mới có độ chính xác cao hơn. Những tiến bộ về công nghệ cho phép tên lửa mang đến 10 đầu đạn hạt nhân độc lập. Tên lửa được thiết kế để phóng từ các silo cố định trong lòng đất. Silo có chiều sâu 41,5 m, đường kính trục 8,3 m, đường kính cửa 4,64 m. 

Theo Military-today, tính đến năm 2009, lực lượng tên lửa chiến lược Nga có khoảng 59 tên lửa R-36M trong biên chế. Dự kiến, quân đội Nga sẽ duy trì khoảng 40 tên lửa đến năm 2019.

Với thông số trên, theo báo Lao Động, tên lửa R-36M2 thực sự là "quỷ sa tăng" với sức huỷ diệt mà nó gây ra. Dòng ICBM sử dụng nhiên liệu lỏng siêu nặng R-36M2 Voevoda (tên mã định danh NATO là SS-18 Satan).

Tên lửa BGM-71 TOW: ‘Sát thủ diệt tăng’ đáng sợ nhất trong lịch sử(VietQ.vn) - Tên lửa BGM-71 TOW nổi tiếng là sát thủ diệt tăng và trở thành nỗi ác mộng của Syria khi chúng đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng loạt vũ khí quân sự hiện đại nhất kể cả T-90.

Viện thiết kế Yuzhnoie (thành phố Dnepropetrosk) dưới sự chỉ đạo của tổng công trình sư V.Utkin đã nhận yêu cầu phát triển thế hệ ICBM nhiên liệu lỏng mới thay thế tổ hợp tên lửa R-36 đã lỗi thời trong những năm 1970.

Và tới tháng 12.1975, các tổ hợp ICBM R-36M đầu tiên đã được triển khai với các thông số vượt trội so với R-36 như: + Độ chính xác tăng gấp 3 lần + Khả năng sẵn sàng chiến đấu tăng 4 lần + Năng lực tên lửa tăng 1,4 lần + Khả năng sống sót khi bị tấn công phủ đầu tăng 15 đến 30 lần + Tối ưu khối lượng thiết bị phóng tăng 2,4 lần + Thời gian khai thác sử dụng tăng 1,4 lần.

Sức mạnh của đầu nổ đơn khối của tên lửa R-36M2 gấp 500 lần quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945. Với sức mạnh như vậy, ngoài khả năng tiêu diệt mục tiêu khi cho nổ ở độ cao thấp, R-36M2 còn có thể sử dụng như vũ khí điện từ (EMP) khi cho nổ ở độ cao lớn tạo "sát thương" bằng sóng điện từ và bụi hạt nhân trên lãnh thổ đối phương.

 Tên lửa R-36M2 có tầm bắn từ 10.000 đến 12.000 km tối đa 16.000 km. Ảnh: Lao Động

 Tên lửa R-36M2 có tầm bắn từ 10.000 đến 12.000 km tối đa 16.000 km. Ảnh: Lao Động

Sự xuất hiện của R-36M2 đã làm cho Mỹ sửng sốt. Các chuyên gia Mỹ nhận định với sức phá huỷ của dòng ICBM này rất ít bệ phóng ICBM Peacekeeper và Minuteman có thể sống sót được sau loạt tấn công đầu tiên. 

Thiết kế mới cũng cho phép tên lửa lưu trữ nhiên liệu lâu hơn với việc duy trì trạng thái chiến đấu 10-15 năm trước khi cần kiểm tra và tuổi thọ có thể đạt 25 năm. Theo tìm hiểu, tên lửa R-36M có tới 6 biến thể (từ Mod-1 tới Mod-5) với sự khác biệt chủ yếu ở trang bị đầu đạn chiến đấu. 

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang