Vi khuẩn kháng thuốc báo động toàn cầu có thể 'lấy mạng' trẻ sơ sinh nhanh chóng

author 12:42 22/11/2017

(VietQ.vn) - Liên quan tới vụ 4 trẻ sơ sinh tử vong tại Bắc Ninh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đã cấy ra loại vi khuẩn kháng thuốc cực mạnh ở 2 bệnh nhi nặng.

PGS.TS Trần Minh Điển, Phó chủ tịch hội đồng khoa học vụ 4 trẻ sơ sinh tử vong tại BV Sản Nhi Bắc Ninh cho biết trên báo Dân trí, trong 8 trẻ được chuyển đến BV Nhi Trung ương, đã cấy ra vi khuẩn trong máu của 2 bệnh nhi nặng. Đây là loại vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí đa kháng thuốc nên việc điều trị đặt vào tình trạng tối đa.

Trong số bệnh nhi được chuyển lên tuyến trên, có 4 bệnh nhi đang trong tình trạng nặng, điều trị với phác đồ nhiễm khuẩn huyết và được cách ly riêng một phòng. Hiện tại có 2 bé thở máy, 2 bé tự thở oxy, hô hấp, tuần hoàn đang trong tầm kiểm soát. PGS Điển hi vọng với sự điều trị tích cực, kháng sinh mạnh nhất cộng với thuốc tăng cường miễn dịch, tính mạng em bé sẽ ổn định.

Tuy nhiên với sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí đa kháng thuốc trong máu, rất dễ dẫn đến tình trạng trạng sốc nhiễm khuẩn. Trong khi đó tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong sốc nhiễm khuẩn do nhiễm khuẩn huyết lên đến 60 – 80% (Tại BV Nhi Trung ương tỉ lệ này giảm xuống trên dưới 50%).

4 trẻ sơ sinh tử vong ở Bắc ninh có sự xuất hiện của vi khuẩn kháng thuốc. Ảnh: Dân trí

4 trẻ sơ sinh tử vong ở Bắc ninh có sự xuất hiện của vi khuẩn kháng thuốc. Ảnh: Dân trí

Tỷ lệ tử vong trong sốc nhiễm khuẩn có nhiễm khuẩn huyết trên thế giới rất cao, từ 40 đến 60% ở các nước phát triển và lên đến 80% ở các nước đang phát triển. Bệnh viện Nhi Trung ương trong những năm qua đã rất nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong sốc nhiễm khuẩn sơ sinh từ 75% xuống còn khoảng 50%.

Liên quan tới loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh xuất hiện tại các bệnh viện, PGS.TS. Phan Quốc Hoàn, Khoa Sinh học Phân tử - Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết, thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với các bệnh truyền nhiễm còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật như: nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn bệnh viện… đang là gánh nặng thực sự vì sự gia tăng chi phí do phải bắt buộc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới đắt tiền.

Vỉa hè Hà Nội lát đá bền vững 70 năm nhưng mới vài tháng đã bong tróc, vỡ nát khắp nơi(VietQ.vn) - Mặc dù vỉa hè Hà Nội trên nhiều tuyến phố đã thay thế gạch lát bền vững sử dụng được 50-70 năm tuy nhiên thực tế dù mới được sử dụng một thời gian ngắn đã vỡ nát.

Việc kiểm soát các loại bệnh này đã và đang chịu sự tác động bất lợi của sự phát triển và lan truyền tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Xu hướng kháng lại các thuốc kháng sinh thường dùng, làm cho thuốc đó không còn tác dụng trên lâm sàng, không còn tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Khi đó thuốc kháng sinh đang dùng điều trị cho người bệnh không tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh. Ngay cả khi chúng ta sử dụng kháng sinh với nồng độ cao, thời gian kéo dài. Việc kháng thuốc kháng sinh là một mối hiểm họa to lớn bởi lẽ vi khuẩn gây bệnh sẽ thoải mái lộng hành, phát triển mà không còn sợ hãi trước các vũ khí của con người. Những vi khuẩn kháng thuốc sẽ nhân lên nhanh chóng, lây lan, gây bệnh trước sự bất lực của các bác sỹ.

Phó giáo sư Điển nhấn mạnh việc nâng cao ý thức của cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân trong vệ sinh bàn tay là quan trọng hàng đầu. Bàn tay của nhân viên y tế cần đảm bảo sạch nhất, vì thế các bệnh viện giám sát chặt chế độ rửa tay xà phòng dưới vòi nước và rửa tay sát trùng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo để phòng nhiễm khuẩn bệnh viện, cần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, bảo đảm vệ sinh môi trường, khoa, phòng bệnh... và đặc biệt là vệ sinh tay.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang