Bộ Công Thương: Kiểm soát nghiêm ngặt nguồn gốc hàng hóa đầu vào để tránh gian lận xuất xứ

(VietQ.vn) - Theo Bộ Công Thương, tình hình thương mại quốc tế diễn biến nhanh và khó lường nên các doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu hàng hóa đầu vào phục vụ sản xuất đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu về an toàn thực phẩm, gian lận xuất xứ.
EU áp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng từ Việt Nam
Quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
Cắt giảm, đơn giản hóa TTHC liên quan đến sản xuất, kinh doanh
Hiện nay, tình hình thương mại quốc tế diễn biến nhanh và khó lường trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan đối với nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam. Để chủ động thích ứng với tình hình mới, vì lợi ích hài hòa của Việt Nam với các đối tác mà không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Công Thương vừa có Văn bản số 2515/BCT-XNK gửi Hiệp hội ngành hàng xuất khâu, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.
Văn bản khuyến cáo các đơn vị đảm bảo nguyên liệu sản xuất đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, gồm chất lượng, xuất xứ và truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp được khuyến khích tìm kiếm thêm đối tác, mở rộng hoạt động sang các thị trường tiềm năng. đề nghị Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu và Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lưu ý một số nội dung sau:
Bộ Công Thương lưu ý, đối với các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu cần phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời thông tin về cơ chế chính sách, động thái thị trường thương mại quốc tế để khuyến cáo, hướng dẫn các doanh nghiệp hội viên chủ động phương án trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Trước tình hình Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan đối với nhiều nước trên thế giới Bộ Công Thương cho rằng cần kiểm soát chặt nguyên liệu hàng hóa đầu vào. Ảnh minh họa
Đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp hội viên mở rộng đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế phụ thuộc vào một thị trường nguyên liệu nhập khẩu. Khuyến cáo các doanh nghiệp hội viên lưu ý đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ hàng hóa.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu chủ động xây dựng kế hoạch thích ứng với tình hình thương mại quốc tế mới thông qua tìm kiếm khách hàng, đối tác từ các thị trường nhập khẩu còn nhiều dư địa, tiềm năng để khai thác và phát triển.
Lưu ý cân nhắc nguồn cung nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đảm bảo yêu cầu của nhà nhập khẩu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Bộ Công Thương đề nghị Hiệp hội và Doanh nghiệp phối hợp, thực hiện.
Trước diễn biến thuế đối ứng mà chính quyền tổng thống Mỹ đưa ra, mới đây Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định số 753 về việc thành lập đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Mỹ do Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn.
Đoàn đàm phán có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản, phương án đàm phán với Mỹ về thỏa thuận thương mại đối ứng, trên tinh thần bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Tiến hành đàm phán với phía Mỹ nhằm đạt được thỏa thuận thương mại đối ứng phù hợp, cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi.
Đoàn đàm phán có nhiệm vụ báo cáo Thủ tướng trong quá trình và kết quả đàm phán; đề xuất cấp có thẩm quyền các biện pháp, chính sách cần thiết để thực hiện thỏa thuận sau khi được ký kết.
An Dương