Điểm tên các sản phẩm sữa bột giả vừa bị triệt phá tại 9 công ty

(VietQ.vn) - Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ gần 600 loại sữa bột giả tại Hà Nội và các tỉnh lân cận gây chấn động dư luận trong đó có nhiều cái tên phổ biến trên thị trường.
Lợi ích của Biểu đồ phân tán với năng suất chất lượng
Biểu đồ phân bố giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực trong quá trình thúc đẩy năng suất chất lượng
Công nghệ hiện đại - giải pháp nâng cao năng suất trong lĩnh vực ngân hàng
Bước đầu cơ quan công an xác định từ tháng 8/2021 đến nay, Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất kinh doanh sữa bột. Đến nay đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại.
Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an cho biết, hai bị can được xác định cầm đầu đường dây này là Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà.
Theo đó, 9 công ty trong "hệ sinh thái" này gồm: Công ty cổ phần dược quốc tế Group, Công ty cổ phần dược quốc tế Big Four Pharma, Công ty cổ phần dược quốc tế Long Khang Group, Công ty cổ phần dinh dưỡng y học BFF, Công ty cổ phần dược quốc tế Safaco Group, Công ty cổ phần dược quốc tế Darifa Group, Công ty cổ phần dược quốc tế Win CT, Công ty cổ phần dược phẩm dinh dưỡng Phúc An Khang, Công ty cổ phần dược Á Châu.
Trong đó, có cả sản xuất các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai. Cơ quan công an xác định sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.
Theo quảng cáo trước đó, các sản phẩm của các công ty này đã có mặt rộng rãi tại nhiều địa phương trên toàn quốc, được phân phối qua cửa hàng bỉm sữa, hệ thống siêu thị... tại nhiều tỉnh, thành. Một số sản phẩm sữa bột của công ty này được người nổi tiếng quảng cáo và chuyên gia đánh giá chất lượng. Trong đó, một số loại sữa phổ biến trên thị trường của các công ty này sản xuất và phân phối như:
Cilonmum: Dòng sữa này bao gồm các sản phẩm như Cilonmum Colos Baby 24h, Cilonmum Colos Pedia 24h, Cilonmum For Mum Colostrum 24h, Cilonmum bGludiabet Colostrum 24h, Cilonmum Kid Goat Colostrum 24h, Cilonmum Pedia Goat Colostrum 24h và Cilonmum Diasure Colostrum 24h - do Công ty cổ phần dược quốc tế Group phân phối.

Sữa giả được các đối tượng sản xuất bị phát hiện. Ảnh: Tuổi Trẻ
Talacmum: Gồm các dòng sản phẩm như Talacmum For Mum, Talacmum Gain, Talacmum Gludiabet, Talacmum Goat Kids, Talacmum Goat Pedia, Talacmum IQ Grow, Talacmum Kalosure Gold, Talacmum Kid Baby và Talacmum Pedia Cool. Đây là các sản phẩm của Hacofood Group được quảng cáo là sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ New Zealand và áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại.
Colos 24H Premium: Dòng sản phẩm như Colos 24h Premium Kid Baby dành cho trẻ sơ sinh - Colos 24H Premium được sản xuất và phân phối bởi Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma.
NewSure Colos 24H Kid Plus: Sản phẩm dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi.
Baby Care Colostrum Kid: Dành cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi.
Bold Milk: Bao gồm Bold Milk For Mum Colostrum và Bold Milk Glu Sure Colostrum.
Sure IQ Sure Gold: Sản phẩm dinh dưỡng cho cả gia đình.
Nance: Bao gồm Nance Colostrum 24H Kid và Nance Goat Pedia.
Các sản phẩm này được quảng cáo là đạt chuẩn chất lượng quốc tế và được phân phối rộng rãi tại nhiều địa phương trên toàn quốc. Các thành phần công bố như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột mắc ca, bột óc chó... Song trên thực tế hoàn toàn không có những chất này. Theo đó, người tiêu dùng cần xem kỹ trên bao bì sản phẩm đơn vị sản xuất và đơn vị phân phối.
Nếu các sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi các công ty: Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharm; Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group; Công ty cổ phần dược quốc tế Group, Công ty cổ phần dược quốc tế Big Four Pharma, Công ty cổ phần dược quốc tế Long Khang Group, Công ty cổ phần dinh dưỡng y học BFF, Công ty cổ phần dược quốc tế Safaco Group, Công ty cổ phần dược quốc tế Darifa Group, Công ty cổ phần dược quốc tế Win CT, Công ty cổ phần dược phẩm dinh dưỡng Phúc An Khang, Công ty cổ phần dược Á Châu thì không nên sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7979:2018 về sữa bột và cream bột
Tiêu chuẩn này do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố áp dụng cho các loại sữa bột và cream bột để sử dụng trực tiếp hoặc chế biến tiếp theo, phù hợp với mô tả trong Điều 2 của tiêu chuẩn này.
Sữa bột và cream bột là các sản phẩm sữa thu được bằng cách loại bỏ nước ra khỏi sữa hoặc cream. Hàm lượng chất béo và/hoặc protein của sữa hoặc cream có thể chỉ được điều chỉnh để phù hợp với các yêu cầu về thành phần quy định trong tiêu chuẩn này bằng cách thêm và/hoặc loại bớt các thành phần sữa mà không làm thay đổi tỷ lệ giữa whey protein và casein của sữa được điều chỉnh.
Các sản phẩm sữa sau đây cho phép sử dụng cho mục đích điều chỉnh protein: milk retentate sản phẩm thu được bằng cách cô đặc protein sữa sử dụng phương pháp siêu lọc sữa, sữa tách một phần chất béo hoặc sữa đã tách chất béo; milk permeate sản phẩm thu được bằng cách tách protein sữa và chất béo sữa (milkfat) ra khỏi sữa, sữa tách một phần chất béo hoặc sữa đã tách chất béo bằng phương pháp siêu lọc; và lactose 1).
Thành phần cream bột chứa hàm lượng chất béo tổng số tối thiểu là 42%; Hàm lượng nước tối đa là 5%; Hàm lượng protein sữa tối thiểu trong chất khô không béo của sữa 34%.
Sữa bột nguyên chất hàm lượng chất béo tổng số tối thiểu là 26% và nhỏ hơn 42% khối lượng; Hàm lượng nước tối đa là 5% khối lượng.
An Dương (T/h)