Biểu đồ phân bố giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực trong quá trình thúc đẩy năng suất chất lượng

(VietQ.vn) - Biểu đồ phân bố sử dụng để theo dõi sự phân bố các thông số của sản phẩm hoặc quá trình, từ đó đánh giá năng lực của quá trình đó. Từ đây giúp doanh nghiệp kiểm soát và nâng cao năng suất.
Hàng Việt Nam Chất lượng cao 2025: Vinh danh 562 doanh nghiệp tiêu biểu
Các bước áp dụng biểu đồ Pareto tăng năng suất
5 bước áp dụng biểu đồ nhân quả tìm ra lỗi sai trong sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng
Biểu đồ kiểm soát có vai trò gì trong nâng cao năng suất doanh nghiệp?
Biểu đồ phân bố là một dạng của đồ thị cột cho thấy các giá trị khác nhau trong một tập hợp các dữ liệu xuất hiện ở mức độ thường xuyên như thế nào.
Lợi ích của biểu đồ phân bố là phát hiện ra các vấn đề và thiết lập những chương trình cải tiến; Xem xét hành động nào là hiệu quả; Khẳng định kết quả của hành động.


Ví dụ Bảng tần suất.
Quá trình xây dựng biểu đồ phân bố bao gồm xây dựng bảng tần suất và sau đó vẽ biểu đồ.
Theo chuyên gia, doanh nghiệp khi vẽ biểu đồ cần tuân theo các bước:
Bước 1: Tính độ rộng R = (giá trị lớn nhất quan sát được) - (giá trị nhỏ nhất quan sát được).
Bước 2: Xác định độ rộng lớp. Độ rộng của lớp được xác định sao cho độ rộng R, bao gồm các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, được chia thành các khoảng có độ rộng bằng nhau. Để có được độ rộng các khoảng bằng nhau, chia R cho 1, 2 hoặc 5 (hoặc 10, 20, 50, 0.2, 0.5...) để thu được từ 5 - 20 khoảng có độ rộng bằng nhau. Có 2 khả năng, sử dụng khoảng hẹp hơn nếu số lượng các giá trị đo lớn hơn hoặc bằng 100. Nếu giá trị này nhỏ hơn hoặc bằng 99 thì sử dụng khoảng rộng hơn.
Số lớp: số lớp thường xấp xỉ bằng căn bậc 2 của số dữ liệu và có các điều chỉnh để quyết định độ rộng thích hợp. K có thể lấy theo bảng dưới đây:

Ví dụ về số lớp và số dữ liệu
Hoặc tính theo công thức K = n - Độ rộng lớp: độ rộng lớp có thể được quyết định bằng các con số đơn giản như 1, 2 hay 5 (chúng ta sử dụng hệ thập phân) và số lớp phải được điều chỉnh, h = (giá trị lớn nhất - giá trị nhỏ nhất). K - Giá trị đại diện của lớp: là điểm giữa của mỗi lớp, thậm chí cả khi điểm giữa này không tròn số.
Bước 3: Chuẩn bị bảng tần suất, trong đó gồm các lớp, điểm giữa, đánh dấu tần suất, tần suất, vv...
Bước 4: Xác định biên và độ rộng của các lớp sao cho chúng bao gồm các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, viết vào bảng tần suất.
Bước 5: Tính điểm giữa của các lớp. Điểm giữa của lớp thứ nhất = (Tổng của biên trên và biên dưới của lớp thứ nhất) * 2. Điểm giữa của lớp thứ 2 = (Tổng của biên trên và biên dưới của lớp thứ 2) + 2. Và tiếp tục tính theo như vậy.
Bước 6: Xác định tần suất. Ghi tần suất vào mỗi lớp sử dụng các ký hiệu.

Vẽ biểu đồ
Bước 1: Vẽ trục ngang. Việc xác định tỷ lệ trên trục ngang không nên dựa vào độ rộng của lớp mà tốt hơn dựa trên đơn vị đo của số liệu.
Bước 2: Đánh dấu trục tung bên tay trái theo tỷ lệ tần suất và nếu cần thiết vẽ trục tung bên tay phải theo tỷ lệ tần suất tương đối. Chiều cao của lớp có tần suất lớn nhất nên gấp 0,5 đến 2 lần khoảng cách giữa giá trị lớn nhất trên trục hoành.
Bước 3: Đánh dấu tỷ lệ trục ngang với các giá trị biên của lớp.

Ví dụ Biểu đồ phân bố.
Bước 4: Sử dụng độ rộng lớp như một đường cơ bản, vẽ hình chữ nhật với độ cao tương ứng với tần suất trong lớp.
Bước 5: Vẽ một đường thẳng trên biểu đồ phân bố để biểu thị giá trị trung bình, và đồng thời cũng vẽ một đường thẳng để chỉ ra giới hạn kỹ thuật, nếu có.
Bước 6: Tại chỗ trống của biểu đồ, ghi chú thông tin về các dữ liệu của biểu đồ (giai đoạn thu thập dữ liệu...), số dữ liệu n, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.
Phương Nam