Ghế ngồi ô tô cho trẻ em đắt hàng trên thị trường cần đảm bảo đúng quy chuẩn

(VietQ.vn) - Quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn trẻ em trên ô tô cá nhân đã làm “nóng” thị trường sản phẩm này, tuy nhiên, người tiêu dung cần sáng suốt lựa chọn ghế ngồi đúng quy chuẩn, đảm bảo chất lượng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng về chuyển đổi số
Yêu cầu về năng lực nhân sự đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc
Israel thông báo dự thảo Tiêu chuẩn đối với hệ thống ống gió toà nhà
Thị trường ghế ngồi ô tô cho trẻ em đắt hàng sau quy định mới
Từ sau khi quy định mới tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP ra đời, thị trường ghế ngồi ô tô cho trẻ em trở nên sôi động. Hàng loạt phụ huynh ráo riết đi tìm mua ghế ngồi ô tô phù hợp cho con em mình. Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số cửa hang chuyên bán đồ dùng cho trẻ em, loại ghế này trở nên cháy hàng, thậm chí, nhiều cửa hàng liên tục phải nhập khẩu hàng về hoặc phải đặt hàng nước ngoài để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Theo nhiều chủ cửa hàng, trước đây, loại ghế này mỗi tháng chỉ bán được vài chiếc, nhưng sau khi có quy định mới, doanh số bán hàng đã tang gấp chục lần. Theo đại diện cửa hàng Vinaquick (Hoàng Văn Thái, Hà Nội) cho biết, trước khi quy định về CRS được luật hóa, mỗi tháng chỉ bán ra từ 30-40 chiếc ghế trẻ em, nhưng nay doanh số tăng đột biến, lên tới cả trăm chiếc mỗi tháng. Dự báo nhu cầu sẽ còn tăng mạnh.
Đại diện kinh doanh ghế trẻ em của Protec tại Hà Nội cho hay, dù không thống kê lượng bán ra cụ thể song nhu cầu của khách hàng đã tăng mạnh. Ghế trẻ em Protec hiện chỉ có một dòng sản phẩm duy nhất có giá khoảng 1,5 triệu đồng.
Hiện nay, ghế trẻ em trên thị trường hiện chủ yếu có hai loại, sử dụng ISOFIX hoặc cài bằng đai an toàn của xe (với xe không có ISOFIX). Kích cỡ các loại ghế thường theo cân nặng, độ tuổi. Giá bán từ 2-3 triệu đồng cho tới hơn 10 triệu đồng.
Ghế trẻ em giúp trẻ an toàn hơn khi di chuyển bằng ô tô.
Ghế ngồi ô tô cho trẻ em cần phải được bảo đảm chất lượng theo đúng quy chuẩn
Theo PGS. TS Phạm Việt Cường, Đại học Y tế Công cộng cho biết, hiện có gần 100 quốc gia đã thể chế hóa quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn trẻ em trên ô tô cá nhân. Đơn cử như trong khu vực ASEAN, Singapore bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn với trẻ em dưới 135cm, Malaysia bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn với trẻ em dưới 136cm và dưới 12 tuổi, quy định của Philippines là dưới 12 tuổi hoặc dưới 150cm.
Khuyến nghị của WHO cũng chỉ rõ nên quy định việc bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn của trẻ em trên ô tô đối với trẻ đến 12 tuổi hoặc chiều cao dưới 150cm; quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng thiết bị an toàn trên xe ô tô (chốt ghế, đệm an toàn...).
Còn theo ý kiến của PGS.TS Lý Hùng Anh, chuyên gia người Việt duy nhất trong Hội đồng Kỹ thuật ASEAN NCAP (Chương trình đánh giá xe mới của Đông Nam Á) cho biết, trên thế giới có hai bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô gồm: Tiêu chuẩn kỹ thuật số 44 của Ủy ban Kinh tế châu Âu (R44) và tiêu chuẩn kỹ thuật số 129 của Liên hợp quốc (R129).
Nếu tiêu chuẩn R44 phân loại thiết bị dựa trên cân nặng và độ tuổi của trẻ thì tiêu chuẩn R129 phân loại dựa trên chiều cao, giúp đơn giản hóa việc lựa chọn ghế cho cha mẹ.
Còn tại Việt Nam, trước khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị an toàn cho trẻ em dùng trên xe ô tô (QCVN 123:2024/BGTVT) đã được ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, để tạo thuận lợi và đảm bảo tính khả thi khi áp dụng, về cơ bản quy chuẩn sẽ áp dụng song song quy định tại cả hai tiêu chuẩn R44 và R129. Đồng thời, có lộ trình để chuyển đổi theo hướng chỉ áp dụng tiêu chuẩn R129.
PGS.TS Lý Hùng Anh cho hay Việt Nam sẽ áp dụng đồng thời cả hai tiêu chuẩn khuyến khích được người đi ô tô sử dụng theo khả năng tài chính và nhu cầu an toàn của họ.
Bảo Linh